Marketing online

Marketing Online

Chia sẻ về sự khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học

Trong nội dung sau đây, shop bột sắn dây nguyên chất xin phép chia sẻ kiến thức về sự khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học mà chúng tôi tổng hợp, sưu tầm được. Rất hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ được các bạn ghi nhận. (Nội dung của tác giả Hoàng Anh)

               f:id:thietkewebsitevungtau:20170303104013p:plain

Xem thêm:

=> Tìm hiểu về chơi chữ trong các tác phẩm báo chí

=> Bạn có biết vận dụng chất liệu văn học vào tác phẩm báo chí

=> Hiểu bản chất của tên gọi Content marketing

Nhà phê bình văn học thiên tài người Nga V.G. Bêlinski, khi phân tích cuốn “Ai có lỗi? ” - một tập sách chính luận nổi tiếng của nhà văn, nhà tư tưởng lỗi lạc Herxen, đã viết như sau:

"Sức mạnh chủ yếu của tác giả không phải ở trong sự sáng tạo, trong tính nghệ thuật, mà ở tư tưởng - một tư tưởng được cảm nhận sâu sắc, mang tính ý thức và phát triển cao. Tầm vóc lớn của tư tưởng đó chính là sức mạnh cơ bản của tài năng tác giả ,còn phong cách nắm bắt các hiện tượng thực tiễn theo kiểu nghệ thuật - chỉ là sức mạnh thứ yếu, mang tính bổ trợ của tài năng của ông ta” 1.

Những dòng chữ ngắn gọn này của Bêlinski, dù chỉ ở mức độ khái quát nhất, đã khắc hoạ khá rõ sự khác biệt về phong cách biểu hiện trong báo chí và văn học nghệ thuật.
Ai cũng biết rằng báo chí và văn học nghệ thuật đều dùng ngôn từ như là thành tố số một trong việc xây dựng tác phẩm. Nhưng tính chất, đặc điểm và cách thức sử dụng ngôn từ ở chúng lại khác xa nhau. Nguyên do là bởi báo chí và văn học là hai hình thái ý thức xã hội hoàn toàn biệt lập đối với nhau.

Văn học có chức năng cơ bản là chức năng thẩm mỹ. Nó phản ánh thực tế bằng những hình tượng nghệ thuật vốn thoát thai từ cuộc sống nhưng lại in đậm dấu ấn riêng về quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Nhà văn tiếp cận thực tiễn bằng cách miêu tả cái cụ thể, cái cá nhân (các tính cách cá thể trong hoàn cảnh cá thể), để rồi từ đó tạo dựng nên những hình ảnh điển hình (những tính cách điển hình trong các hoàn cảnh điển hình).
Còn báo chí có chức năng chủ yếu là thông tin. Nó phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sư kiện nóng hổi, những vấn đề bức xúc có thực của ngày hôm nay đang được đông đảo công chúng quan tâm, chờ đợi. Nhà báo tiếp cận thực tiễn bằng cách khảo sát những cái chung, cái phổ biến của các nhóm người (thậm chí của các giai tầng xã hội) có liên quan rồi trên cơ sở ấy khám phá ra bản chất của sư việc, hiện tượng.
Chính các chức năng không giống nhau của văn học và báo chí đã khiến cho phong cách biểu hiện về ngôn ngữ của chúng có một số nét khác biệt cơ bản dưới đây:

1. Khác biệt về sự đánh giá

Sự đánh giá ở đây được hiểu là việc thể hiện thái độ, tình cảm của người viết đối với những điều được phản ánh trong tác phẩm. Trong văn học và trong báo chí, sự đánh giá khác nhau trước hết về phương tiện và cách thức biểu đạt.
Đối với văn chương, phạm trù đánh giá thường được bộc lộ dưới các hình ảnh tràn đầy cảm xúc. Đó có thể là những hình ảnh gợi nỗi buồn tê tái, mà ẩn sâu trong chúng là cái nhìn tiêu cực tràn đầy u uẩn, tuyệt vọng về thời cuộc:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới-mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Xuân Diệu)
Hoặc đó cũng có thể là những hình ảnh bi thương hàm chứa sức tố cáo mạnh mẽ:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
(Nguyễn Đình Thi)
v.v.
Còn trong báo chí, hoạt động đánh giá mang tính công khai, mạnh mẽ, bao trùm.Trong quy trình sáng tạo của mình, báo chí liên tục tìm kiếm các phương tiện biểu đạt giàu sắc thái đánh giá. Chính vì thế, kho tàng các phương tiện đánh giá của nó phong phú và đa dạng hơn nhiều so với văn học .Trong ngôn ngữ báo chí, chúng ta có thể gặp những nhóm từ vựng chuyên biệt chỉ phục vụ cho việc đánh giá (những nhóm từ kiểu này thường được xem là của riêng văn phong báo chí, còn nếu chúng xuất hiện ở các văn phong khác thì đó là kết quả của sự vay mượn). Chẳng hạn, để thể hiện sự đánh giá tích cực, người ta lựa chọn những từ ngữ như: có nhiều triển vọng, tín hiệu đáng mừng, chuyển biến tích cực, hợp tác hiệu quả, thành tựu nổi bật, bàn thắng thuyết phục...; còn nếu muốn biểu lộ sự đánh giá tiêu cực, người ta có thể lựa chọn các từ như: tiếp tay, câu kết, ngóc đầu, rùm beng, trả đũa, dính líu... Bên cạnh đó, để phục vụ cho mục đích đánh giá, báo chí còn sử dụng cả nhiều nhóm từ vựng khác như từ ngữ thông tục, từ ngữ hội thoại, từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài, tiếng lóng, v,v.2 Rồi về mặt cú pháp, ngôn ngữ báo chí cũng dùng một số kiểu câu có cấu tạo đặc biệt,ví dụ:
- Câu có đề ngữ: “Hà Nội: Còn đâu những khu phố cổ” (Lao động); “Lũ đồng bằng sông Cửu Long: Sao chưa đến hẹn đã lên? ” (Báo An Giang); “Ma tuý: Quằn quại những nẻo về” (Thương mại); “Bạn đọc trẻ: Bâng khuâng đứng giữa....; Bạn viết trẻ :Những kẻ theo nghề bỏ cuộc chơi ” (Sinh viên Việt Nam), v.v.
- Câu được đảo ngữ: “Nổi nênh nghiệp rối ” (Văn nghệ trẻ); “ Lặng lẽ quá... liên hoan phim ” (Văn hoá); “Sôi nổi các cuộc tuyển quân” (Nhân dân); “Nhộn nhịp đường lên biên giới “ (Lao động)...
Với những kiểu câu trên, thái độ của tác giả đối với sư kiện hay vấn đề trở nên rõ ràng và ấn tượng hơn.
Song, có lẽ trong số các thủ pháp nhằm tạo sắc thái đánh giá cho ngôn ngữ báo chí, nổi bật nhất vẫn là việc sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, chơi chữ, nói lái, v.v., trong đó không thể không kể đến ẩn dụ như một phương tiện đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt bởi tính phổ cập rộng rãi và tính hiệu quả cao của nó.
Ẩn dụ báo chí đặt ra mục đích hàng đầu không phải là tạo hình tượng mà là đem lại hiệu quả đánh giá: khẳng định hay là phủ định (với các biểu hiện cụ thể như: sự hứng khởi, sự long trọng, niềm đam mê...,về một phía; và sự lên án, sự chế nhạo, sự khinh miệt..., về một phía khác). Chính vì lẽ đó mà cả nguồn gốc, cả đối tượng của ẩn dụ báo chí đều có những đặc trưng riêng rõ nét. Như là nguyên tắc, tham dự vào quá trình ẩn dụ hoá thường là những khái niệm được xem là quan trọng hơn cả về mọi phương diện như tư tưởng, chính trị, kinh tế..., ví dụ: kim chỉ nam, hòn đá tảng, ánh sáng chỉ đường, vàng trắng, vàng đen, vựa lúa, bội thu, chảy máu chất xám, căn bệnh tham nhũng...Tương tự, nguồn gốc của ẩn dụ cũng thường được lấy từ các lĩnh vực có uy tín xã hội cao, được nhiều người quan tâm, và chỉ cần đề cập tới chúng đã tạo nên các hiệu quả đánh giá (chẳng hạn với các thuật ngữ như: viêm, căn bệnh, thẻ vàng, thẻ đỏ, phục kích, dọn đường, quả bom nổ chậm, bắn, oanh tạc, đầu ra, đầu vào, v.v, nếu đưa vào các ngữ cảnh nhất định của giao tiếp báo chí sẽ trở thành các ẩn dụ rất sinh động, đậm chất bình giá).

f:id:thietkewebsitevungtau:20170303104052p:plain

Dưới đây là một số ví dụ khá điển hình về ẩn dụ báo chí:
- ...Ở VCK World Cup 2002 tới đây đương nhiên sẽ có các tiền đạo đi bóng ngoằn ngoèo và các "tiều phu" của các hàng phòng ngự sẽ tìm cách đốn gục. Khi ấy, "cầu thủ thứ 23" sẽ phải rất cẩn thận mà huýt còi, kẻo huýt sai sẽ khốn khổ với búa rìu dư luận (Thiếu niên tiền phong, số 59 / 2002);
- Ngay trong 10 phút đầu tiên của trận đấu, những cơn lốc màu da cam đã nhiều phen khiến cho khung thành đội tuyển Pháp chao đảo. (Lao động);
- Họ cần phải liên kết lại để xây đập ngăn chặn Lepen và phe cực hữu nắm quyền lãnh đạo nước Pháp (Hà Nội mới, 16 / 5 / 2002);
- Cơn sốt giá gas đến bao giờ mới hạ? (Thanh niên );
- Đồng euro gây sóng gió tại Pháp ( Lao động, 24 / 5 /2001)...
Khảo cứu cho thấy, các ẩn dụ báo chí thường là sản phẩm sáng tạo của cá nhân nên hay mang tính ngẫu hứng chủ quan và gắn liền với ngữ cảnh hẹp. Nếu bị tách ra khỏi ngữ cảnh đó chúng chỉ còn là những từ ngữ thông thường biểu đạt các ý nghĩa thông thường mà không còn mang sắc thái biểu cảm - đánh giá nữa.
Nếu so với ẩn dụ báo chí, ẩn dụ trong văn học nghệ thuật trước hết là các hình tượng, ví dụ:
Phượng những tiếc cao, diều hay liệng
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.
(Nguyễn Trãi)
-Rằng: Trong ngọc đá vàng thau
Mười phân ta đã tin nhau cả mười
(Nguyễn Du)
Nghe rào rạt mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh giấc Không! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc Không ! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang
chiếm lĩnh bầu trời... (Chế Lan Viên)
Ẩn dụ trong văn học thường phản ánh cách nhìn của tập thể, xuất phát từ kiến thức chung của tập thể cho nên chúng mang tính khách quan. Và ở mức độ nào đó, cả tính tất yếu. Chẳng hạn những sự vật như hoa, vàng, ngọc, kim cương, v.v., trong nhận thức chung của xã hội là những thứ tốt đẹp, cao quý, vì thế chúng được dùng làm ẩn dụ tu từ để chỉ cái tốt đẹp, cao quý.
Ẩn dụ trong văn học liên quan tới mọi lĩnh vực và mọi đối tượng (chứ không chỉ dành cho một địa hạt hay một nhóm đối tượng được "ưu tiên" nào đó như trong báo chí ). Môi trường hành chức của chúng thường là ngữ cảnh lớn, không hiếm khi là toàn bộ tác phẩm như một chỉnh thể nguyên vẹn. Nếu chúng ta đã từng đọc “Thép đã tôi thế đấy” (N. Ôtxtrôpxki), “Đôi mắt” (Nam Cao), “Cái lạt ” (Vũ Thị Thường) chắc hẳn đều nhận thấy rằng chỉ có thể hiểu được một cách đầy đủ ý nghĩa ẩn dụ của các từ “thép”, “tôi”, “đôi mắt”, “cái lạt” trong đầu đề của các tác phẩm này sau khi đã đọc xong chúng. “Thép đã tôi thế đấy” hoàn toàn không viết về chuyện luyện gang thép mà miêu tả chặng đường đấu tranh gian khổ, sự tôi luyện “chất thép” của thế hệ trẻ Xô Viết anh hùng trong chiến đấu và lao động, trong lò lửa của cách mạng. " Đôi mắt " không phải là chuyện kể về đôi mắt của một con người cụ thể nào mà là sự thể hiện quan niệm sống và sáng tác của người nghệ sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Còn “Cái lạt” được dùng theo nghĩa hình tượng, nghĩa bổ sung (lạt mềm buộc chặt); đó chính là những thứ ơn huệ có khả năng trói buộc người ta, làm cho người ta dễ bị sa vào lối sống “dĩ hoà vi quý”, không còn can đảm đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực 3 .

Qua phân tích các ví dụ có thể nói, ẩn dụ trong văn học không nhất thiết phải mang sắc thái đánh giá tích cực hay tiêu cực rõ nét như ẩn dụ báo chí vì nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng phải hoàn thành là tạo hình tượng.
Không chỉ khác nhau về cách thức và phương tiện biểu đạt, sự đánh giá trong ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học còn khác nhau cả về tính chất quan hệ của chủ thể sáng tạo đối với chính sự đánh giá ấy.
Sư đánh giá trong ngôn ngữ báo chí, cho dù nó được biểu hiện qua ẩn dụ hay bất kì phương tiện nào khác, luôn mang tính xã hội sâu sắc. Vì theo quan niệm của chủ thể phát ngôn, ý nghĩa xã hội của ngôn từ trong ngôn ngữ báo chí thể hiện ở chỗ nó không chỉ thuộc về riêng tác giả mà còn thuộc về cả một nhóm xã hội, tổ chức, liên minh, đảng phái, giai cấp mà có tư tưởng, đường lối, chính sách được tờ báo truyền bá với tư cách “nhà tuyên truyền và cổ động tập thể”. Bất kì một từ ngữ báo chí nào dường như cũng được “thiêng liêng hoá” nhờ uy tín của tập thể (đảng phái hay liên minh) là cơ quan xuất bản hay biên tập ấn phẩm báo chí . Đây chính là một trong những cội nguồn của sức mạnh và sự xác đáng của ngôn từ trên trang báo.
Còn sự đánh giá trong ngôn ngữ văn học luôn gắn liền với chủ thể sáng tạo ra tác phẩm, nghĩa là nó mang tính cá thể rõ nét. Vì lao động nhà văn là lao động đơn lẻ, và cũng chỉ có anh ta là người phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Ngay cả trong trường hợp nhà văn đứng trên lập trường của một nhóm hay một tổ chức xã hội nào đó thì cũng không thể coi tác phẩm của anh ta là tiếng nói chính thức của nhóm hay tổ chức xã hội ấy.

2. Khác biệt về vai trò cái tôi tác giả

Như chúng ta đều biết, trong hoạt động giao tiếp lời nói nào cũng là sản phẩm của người phát hướng về người nhận với mục đích nhất định. Vì thế việc phân tích lời nói còn có thể tiến hành từ các góc độ của hai loại đối tượng này.

Nếu so sánh các phong cách của người phát (tức là “cái tôi” tác giả) trong ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học ta sẽ thấy chúng có nhiều điểm khác biệt quan trọng.
Nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ báo chí, đồng thời cũng là cơ sở và đặc điểm cấu trúc của nó là sự công khai, sự biểu đạt trực tiếp và thẳng thắn “cái tôi” của tác giả. Đây có thể xem là nét khác biệt khá nổi bật giữa báo chí và văn học, là nơi tác giả không bao giờ giao tiếp trực diện với độc giả.

Trong phong cách báo chí, “cái tôi” đích thực của tác giả luôn đàm thoại trực tiếp với độc giả. Ở đây, mọi sự đánh giá, mọi niềm xúc cảm đều của chính “cái tôi” này, (tất nhiên, suy cho cùng, thì những sự đánh giá, những niềm cảm xúc ấy sẽ phải mang tính xã hội, vì tác giả của tác phẩm báo chí bao giờ cũng đại diện cho một nhóm xã hội, một tổ chức đảng hay một giai cấp; thế nhưng trước hết chúng vẫn phải đích thực là của chính tác giả, là sản phẩm của trái tim và khối óc của anh ta, bởi nếu không, anh ta chỉ là công cụ phát ngôn cho kẻ khác và không thể nào chinh phục được độc giả).

Do vậy kết cấu về ngôn từ trong báo chí thường in đậm chất xúc cảm cá nhân. Dĩ nhiên, trong các thể loại khác nhau thì mức độ tham dự của “cái tôi" tác giả cũng khác nhau. Có những loại thể báo chí mà ở đó chúng ta hầu như không thấy sự hiện diện của tính cá thể (như thông báo tin tức, tin vắn, tin thời sự,..).Thế nhưng nói chung, vai trò của “cái tôi” tác giả trong việc hình thành kết cấu ngôn ngữ báo chí đáng kể tới mức có thể coi nó là cơ sở để phân loại các tác phẩm báo chí.

Trong khi đó thì ngôn ngữ văn học lại thiên về tính ước lệ. Cái thế giới do nhà văn sáng tạo nên là thế giới tưởng tượng, thế giới được cải biến và đầy chất ước lệ. Tác giả, như là nguyên tắc, không đưa ra những lời đánh giá trưc tiếp, thẳng thắn đối với các nhân vật cũng như đối với ngôn từ và các hành vi của họ. Anh ta cứ từ từ đưa độc giả tới những đánh giá mà anh ta chờ đợi một cách gián tiếp. Sự can thiệp trực tiếp của tác giả vào văn bản, mặc dù là có thể, nhưng không điển hình cho phong cách văn học nghệ thuật. Nó có thể là một thủ pháp cố ý (và độc giả dễ dàng nhận thấy điều đó), hoặc giả là biểu hiện của sư non yếu về bút pháp của tác giả. Tác phẩm báo chí luôn cảm thấy mình khác lạ, “khó ở” nếu phải khoác cái áo của văn xuôi nghệ thuật.

Ngôn ngữ báo chí hoàn toàn không có tính ước lệ vốn đặc trưng cho văn xuôi nghệ thuật. Trong phong cách chức năng này, “cái tôi” tác giả thường thể hiện công khai (mức độ công khai ấy, như đã nói ở trên, đương nhiên còn phụ thuộc vào thể loại và giọng điệu trần thuật), nó không tách ra khỏi độc giả, không bị khách quan hoá như trong văn học nghệ thuật là nơi nhân vật phải sống một cuộc sống độc lập, không dính líu tới tác giả. Vì lẽ đó mà trong báo chí, tính cá nhân cũng như cái nét riêng biệt của tác giả cùng sự phong phú về tư tưởng và tình cảm của anh ta có ý nghĩa hết sức to lớn.

Có thể nói, chính vị thế của tác giả xác định sự khác biệt cốt lõi, mang tính nguyên tắc, giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí đậm chất của chủ quan, giàu tính đánh giá (định danh và đánh giá), nó thường đơn diện, đơn thanh, còn ngôn ngữ văn học thường bị khách quan hoá, đa diện, đa thanh.

Trong văn học nghệ thuật có thể xảy ra sự đan xen một số tầng ngôn ngữ: ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ các nhân vật; chúng tác động tương hỗ lẫn nhau một cách phức tạp, đa dạng và tạo nên một phông ngôn từ phong phú , nhiều sắc màu xét trên phương diện phong cách.

Còn trong báo chí chủ thể đích thực của lời nói lại thường trùng với “cái tôi” của tác giả. Vì thế trong ngôn ngữ báo chí chúng ta hầu như chỉ bắt gặp một tầng phong cách, đó là lời nói của tác giả, còn lời nói đích thực của nhân vật rất ít khi xuất hiện trừ một số ít loại thể trên phát thanh và truyền hình.

Thế nhưng tính đơn diện, đơn thanh của ngôn ngữ báo chí tuyệt đối không phải là dấu hiệu của sư nghèo nàn. Ngược lại, chính trong đặc điểm này đã bộc lộ nét đặc thù không trộn lẫn của nó: tính biểu cảm và khả năng tác động. Và cũng chính nhờ đặc điểm nói trên mà phong cách báo chí đã được sử dụng trong văn học nghệ thuật. Việc sử dụng ấy gắn liền với sự thể hiện một cách trưc tiếp, không giấu giếm quan điểm của tác giả. Phong cách báo trong trường hợp này là hình thức đặc biệt về đưa tư liệu, là nguyên lý đặc biệt của việc xây dựng hình ảnh tác giả, nó mở đường cho sự can thiệp trực tiếp của giọng điệu tác giả cũng như tạo điều kiện cho sự xuất hiện các suy luận của anh ta.

Nếu như với văn học nghệ thuật, sự can thiệp trực tiếp của tác giả vào diễn biến các sư kiện được phản ánh thường được xem như là sư lệch chuẩn hoặc là một thủ pháp cố ý (ngoài lề báo chí-chính luận), thì đối với phong cách báo chí - đây là quy luật tất yếu, là đặc điểm cơ bản của cấu trúc lời nói vốn làm nên đặc thù, sức mạnh cũng như sự biểu cảm của nó. Dù chủ thể sáng tạo của tác phẩm báo chí có nói về điều gì đi chăng nữa, thì trong cấu trúc ngôn từ của nó anh ta phải thể hiện trực tiếp “giọng điệu”, những đánh giá, cảm xúc, diễn biến tư tưởng, sự say mê, sự bức xúc của mình trước đề tài và đối tượng mà bài viết đề cập. Và thực tế cho thấy là chất báo chí luôn tỏ ra tỉ lệ thuận một cách trực tiếp với cảm xúc và thái độ của tác giả trước điều anh ta phản ánh. Có thể nói, chính sự công khai, thẳng thắn và tích cực trong quan điểm của tác giả đã làm cho báo chí (nhất là chính luận) trở thành phương tiện tác động có sức mạnh ghê gớm, nhiều khi vượt qua cả sức mạnh của văn học nghệ thuật.

Nói tóm lại, trong phong cách văn học nghệ thuật, “cái tôi” tác giả luôn lẩn khuất, không lộ diện, còn “cái tôi” xuất hiện chỉ là hình tượng nghệ thuật - “cái tôi” thẩm mỹ của nhân vật là người dẫn chuyện; trong khi đó thì ở phong cách báo chí "cái tôi" tác giả bao giờ cũng được biểu đạt công khai, trực tiếp, và do vậy, nó trở thành nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục độc giả tin vào tính xác thực của thông tin.

3. Khác biệt về tính chất khuôn mẫu

Khi nói về các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, không thể nào không đề cập tới tính khuôn mẫu khó trộn lẫn của nó. Theo nhà nghiên cứu hàng đầu của Nga hiện nay về ngôn ngữ báo chí M. Shostac thì khuynh hướng thiên về việc lựa chọn các phương tiện ngữ pháp, rồi các điều kiện văn hoá - xã hội đặc biệt mà tờ báo đang tồn tại trong đó (chẳng hạn như phải dành cho một lượng độc giả đông tới mức không xác định được, và đồng thời phải thích ứng với những thói quen, những phong cách sử dụng ngôn từ đa dạng nhất của mọi tầng lớp trong xã hội) đã khiến cho các kiểu thông tin cơ bản thường gặp của báo chí như phỏng vấn, tin vắn... được xây dựng theo những hình mẫu có sẵn, được chế định bởi những khuôn ngôn từ hình thành trong quá trình sản xuất tờ báo.4

Dưới đây là một số khuôn thường được dùng để viết các mẩu tin:
- Ngày...Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố bác bỏ tin nói rằng...
-TTXVN. Ngày...tại...Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi...
-Hôm qua...tại...đã khai mạc...

-Theo các nguồn tin...trong cuộc gặp...Tổng thống đã khẳng định...

Đúng là báo chí không thể thiếu khuôn mẫu, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng sự rập khuôn chỉ xảy ra trong địa hạt của ngôn ngữ báo chí. Cần phải khẳng định: hiện tượng này có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngôn ngữ nói chung. Tạo ra khuôn mẫu về ngôn từ, hay nói cách khác, xây dựng các công thức ngôn từ có sẵn, nhằm làm cho hoạt động giao tiếp trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn là một quá trình tự nhiên, khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như của ngôn ngữ.

Thực tế cho thấy là tính uyển chuyển, linh hoạt và phát triển cao của ngôn ngữ văn hoá (ngôn ngữ chuẩn mực) được xác định chủ yếu là bằng mức độ qui chuẩn nó, tức là bằng số lượng nhiều hay ít các công thức, các khuôn mẫu dành cho các tình huống giao tiếp với các mục đích khác nhau. Nếu thiếu vắng những cái khuôn như vậy, hoạt động giao tiếp sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, nó buộc người ta phải tự tạo ra những lối nói, những công thức ngôn từ cho từng điều kiện giao tiếp cụ thể, mà điều này là bằng chứng không thể phủ nhận về sự chưa hoàn chỉnh của các phong cách ngôn ngữ.

Rập khuôn phản ánh cái xu hướng có bề sâu trong ngôn ngữ là tự động hoá, lặp lại, và ổn định các phương tiện biểu đạt, nhằm tạo ra một phương thức định danh và đánh giá quen thuộc và bền vững về mặt xã hội.

Những điều kiện bên ngoài thúc đẩy sự rập khuôn hoá ngôn ngữ báo chí là tính chất tức thời của hoạt động báo chí, sự lặp lại thường xuyên và tính định kỳ của các đề tài, tình huống, v.v. Đặc trưng của sự rập khuôn hoá ngôn ngữ báo chí trước hết nằm trong tính đánh giá xã hội của nó. Chính nguyên tắc đánh giá (vốn được xem là cơ bản trong phong cách báo chí -chính luận) đã qui định không chỉ phương hướng mà còn cả tính chất sự rập khuôn hoá lời nói trong ngôn ngữ báo chí. Khảo cứu cho thấy, tuyệt đại đa số các khuôn mẫu (từ, ngữ, kiểu nói...) đều mang sắc thái đánh giá: hoặc là tích cực, hoặc là tiêu cực. Ví dụ, một bên là: với lòng nhiệt tình cháy bỏng, tích cực thi đua, khơi dậy phong trào, đánh dấu những cái mốc mới, gánh vác những trách nhiệm cao cả, v, v; còn một bên là: với sự phẫn nộ sâu sắc, phải trả giá đắt, thất bại ê chề, cực lực lên án, v.v. Còn các khuôn mẫu không mang sắc thái đánh giá chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ; đó là các từ, ngữ thuộc về kiểu thông tin chính thức hay các tin vắn như: theo thông báo, trong không khí, theo nguồn tin, dẫn lời, v.v.

Ngôn ngữ văn học cũng không hề xa lạ đối với tính khuôn mẫu. Nhưng tính chất và phương hướng của sự rập khuôn ở đó bị chi phối trước hết bởi một hoàn cảnh là: Ngôn ngữ của văn học nghệ thuật kỳ vọng vào sự tiếp nhận của mỗi cá nhân và xuất phát từ sự sản xuất ngôn từ cũng mang tính cá nhân. Cả báo chí, cả văn học đều hướng về độc giả đại chúng, nhưng báo chí thì hướng về quần chúng (hoặc các nhóm xã hội, các giai cấp biệt lập nào đó) nói chung. Còn văn học lại hướng tới từng độc giả cụ thể, và qua anh ta, tới tất cả mọi người. Tính cá thể hoá ngôn ngữ (cả về phương diện người phát, cả về phương diện người nhận), rồi sự cụ thể hoá theo kiểu hình tượng nghệ thuật đã tạo nên phẩm chất đặc thù riêng của văn chương nghệ thuật. Nhưng tính cá thể hoá ngôn ngữ lại hoàn toàn không loại trừ sự rập khuôn hoá, chỉ có điều sự rập khuôn ở đây phải tiếp nhận một hình thái phức tạp hơn. Dễ dàng nhận thấy, trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật cái bị rập khuôn hoá không phải là hình thức ngôn từ, mà là thủ pháp, phương thức, phong cách diễn đạt. Tính cá thể hoá (tức là không rập khuôn) đạt được là nhờ sự phục hồi, thay đổi các khuôn mẫu, bằng sự cải biến chúng một cách mạnh dạn và sáng tạo. Mặc dù khuôn mẫu trong ngôn ngữ văn học không rõ nét như trong ngôn ngữ báo chí, nhưng nó vẫn là phần cốt lõi của toàn bộ phông ngôn từ. Mỗi nhà văn tài năng, khi xây dựng một phong cách riêng của mình (gồm tổng thể các thủ pháp, các phương thức sử dụng ngôn từ) về thực chất, đã tạo nên một hệ thống các khuôn mẫu cá nhân (dành cho riêng mình), mà sau đó, chúng có thể trở thành khuôn mẫu cho người khác nếu nằm dưới ngòi bút của những người mô phỏng, bắt chước thiếu sáng tạo.

Trong văn học Việt Nam có không ít những khuôn mẫu về sử dụng ngôn từ của cá nhân đáng được lưu danh hậu thế. Đó là khuôn mẫu Hồ Xuân Hương, thể hiện trong việc khai thác những từ tượng thanh, tượng hình “lắt léo” và ấn tượng, những cách nói lái, chơi chữ tài tình. Đó là khuôn mẫu Tú Xương, nằm ở sự vận dụng những nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa chính xác nhất của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Đó là khuôn mẫu Tố Hữu, gắn liền với việc dùng những hình ảnh tượng trưng vừa hiện thưc lại vừa lãng mạn. Đó là khuôn mẫu Chế Lan Viên, hình thành từ sự hay dùng khả năng diễn đạt của nhiều tầng nghĩa sâu xa của ngôn từ. Và còn nhiều nữa, những khuôn mẫu của Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân...

Như vậy sự rập khuôn trong ngôn ngữ báo chí có khuynh hướng đánh giá và giao tiếp toàn xã hội, còn sự rập khuôn trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật chỉ mang tính giao tiếp cá nhân. Một tờ báo, trong không ít các thể loại bài của mình, công khai định hướng vào các khuôn mẫu có tính chất tuyên truyền, cổ động, đánh giá, được kỳ vọng là sẽ còn lặp lại nhiều lần (tái sử dụng) và có sức tác động lớn tới cảm xúc. Khuôn mẫu của ngôn ngữ văn học trong trường hợp lý tưởng chỉ dành cho một lần sử dụng và thời gian tồn tại của nó so với khuôn mẫu báo chí ngắn hơn nhiều, chịu sự “hao mòn vô hình” nhanh hơn. Có lẽ đây chính là lý do khiến cho khuôn mẫu báo chí dễ bị nhận biết hơn và có vai trò nổi bật hơn trong việc xây dựng tác phẩm.

Như vậy là chúng ta đã điểm qua một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học ở ba phương diện: sự đánh giá, vai trò “cái tôi” tác giả và tính khuôn mẫu. Việc chỉ ra những nét khác biệt như vậy xuất phát từ mục đích góp phần khảng định vị thế độc lập của báo chí và văn học với tư cách là những loại hình sáng tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc sống con người; đồng thời giúp cho các chủ thể sáng tạo, khi viết tác phẩm, nhận thức được rõ ràng và chuẩn xác hơn cái phong cách ngôn ngữ mà mình đang thể hiện, để rồi từ đó, sử dụng ngôn từ một cách chủ động và có hiệu quả. Tuy nhiên, do đây là vấn đề còn mới mẻ cho nên những điều chúng tôi trình bày ở trên, vốn mới chỉ là kết quả của những khảo sát bước đầu, chắc chắn còn nhiều khía cạnh cần được chỉnh lý, bổ sung.

Chú thích

1. Bêlinski V.G., Toàn tập, M., 1948, tập 3, tr.804-805 ( bằng tiếng Nga).
2. Hoàng Anh, Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí, Tạp chí " Ngôn ngữ và Đời sống ", số 7, 1998.
3. Đinh Trọng Lạc ( chủ biên ), Phong cách học tiếng Việt, NXB. Giáo dục, H., 1997, tr.151.
4. Shostak M., Ngôn ngữ một số phương tiện thông tin đại chúng, M., 1993, tr.77 ( bằng tiếng Nga).


( Bài in trong Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp Bộ: " Mối quan hệ giữa văn học và báo chí ở Việt Nam từ khi báo chí ra đời đến nay ", H., 2001. )

Kiến thức về sức khỏe - làm đẹp:

=>Thời gian ngủ trưa bao lâu là tốt nhất cho sức khỏe?

=> Trong y học: Sắn dây được ví như một vị “thuốc quý”

=> Những triệu chứng của hiện tượng ngộ độc rượu

SAPO - Chức năng và phân loại

Tất tần tật những nội dung cơ bản về sapo báo chí sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

1.Sapo là gì?

Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Quả thực, sapô có phần nào đó giống như cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng.

Lời mào đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Nó là một văn bản hoàn chỉnh, có thể bao gồm một câu, vài câu hoặc nhiều câu. Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xu hướng càng ngắn gọn càng tốt (tất nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu).

Xem thêm: 

=> Tìm hiểu về chơi chữ trong các tác phẩm báo chí

=> Bạn có biết vận dụng chất liệu văn học vào tác phẩm báo chí

=> Mách bạn cách viết bài PR cho doanh nghiệp tăng doanh thu

f:id:thietkewebsitevungtau:20170303102959p:plain

2. Chức năng của sapo

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sapô, Loic Hervouet, Tổng Giám đốc trường Đại học Báo chí Lille (Pháp) đã viết: “Giúp đỡ người đọc. Xác định chủ đề và góc độ. Cung cấp các thông tin chính. Gợi ý về dàn bài. Làm cho độc giả muốn đọc”.1 Đây cũng chính là các chức năng cơ bản của sapô mà dưới đây chúng ta sẽ làm rõ hơn.

2.1. Xác định chủ đề của bài báo

Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của sapô. Trước hết, sapô phải mang đến cho người độc giả khái niệm chung về đề tài của bài viết. Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin. Và người đọc trở nên thực dụng hơn bao giờ hết. Trong cùng một đơn vị thời gian họ muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt. Vì thế họ sẵn sàng bỏ qua bài báo của bạn nếu không tìm thấy ở phần lời dẫn một điều gì đó có ý nghĩa, đáng được quan tâm khiến họ phải đọc nó cho đến hết.

2.2. Chứng minh tính thời sự của bài báo

Quy luật nghiệt ngã của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài giờ, được đọc trong vài phút và bị quên đi trong vòng 24 giờ sau đó. Một vấn đề, một sự kiện chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó liên quan trực tiếp đến ngày hôm nay, đến hiện tại. Độc giả thường chỉ quan tâm đến những gì nóng hổi, nằm trong tâm điểm sự chú ý của công luận và có thể ảnh hưởng tới cuộc sống đang diễn ra của họ. Vì thế, ngay từ phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được phản ánh trong bài viết. Đây chính là lý do vì sao ở sapô chúng ta thường gặp những từ ngữ chỉ thời điểm hiện tại như: "đang”, "hôm nay", "gần đây”, "tháng này” "vừa mới” hay tương lai gần “sắp” “đang đến gần”, v.v. rồi những cấu trúc có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại: “tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng giờ đây nó vẫn còn...”, “cho tới thời điểm này”,...

2.3. Nêu những ý chính

Không chỉ dừng lại ở việc gọi tên đề tài, trong nhiều trường hợp sapô còn phải nêu được các ý chính, tức là khung nội dung cơ bản của bài viết. Điều này giúp cho độc giả, dù không đọc phần còn lại của tác phẩm vì một lý do nào đó (như thiếu thời gian chẳng hạn), cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát về vấn đề hay sự việc mà nhà báo phản ánh.

Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Bởi lẽ việc nêu các ý chính nhiều khi có thể làm cho sapô trở nên khuôn sáo và dài dòng. Hơn nữa, nếu sapô làm cho độc giả thoả mãn về mặt thông tin tới mức không cần phải đọc tiếp tác phẩm thì có lẽ nó chưa đạt hiệu quả giao tiếp như mong đợi.

2.4. Thu hút sự chú ý của người đọc

Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng người đọc, thì sapô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa. Tức là sapô cần tạo ra một thứ ma lực khiến cho người đọc không thể cưỡng lại ý muốn phải đọc toàn bộ tác phẩm. Muốn vậy, nó phải được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện.

3. Phân loại sapô

Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapô, chúng ta có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản sau đây:

3.1. Sapô gọi tên

Kiểu sapô này chỉ dừng lại ở việc gọi tên vấn đề, sự việc hay hiện tượng sẽ được trình bày trong bài viết. Kèm theo nó thường là lời bình luận ngắn gọn của tác giả. Ví dụ:
Khi Ánh Tuyết cất lên “Thiên thai", "Suối Mơ", “Sông Lô", “Ô mê ly"... thì ngay lập tức chúng ta bị mê hoặc. Thế nhưng mới đây khi ca sĩ này làm Giám đốc một công ty xây dựng thì không ít người đã bất ngờ về kiểu “hành nghề" “tréo ngoe" này.
(Bài: Tôi không hề đá lộn sân, Pháp luật và Đời sống, 20/9/2005);
Cuối tuần qua, Minh Nhí đã có quyết định được phép trở lại biểu diễn sau hơn 6 tháng phải ngừng diễn. Minh Nhí trao đổi với TT & VH.
(Bài: Minh Nhí làm live show để...xin lỗi khán giả, Thể thao và Văn hoá, 20/9/2005);
Hai tai nạn nổ máy bay đã liên tiếp xảy ra trong ngày 3.3 tại Mỹ và Thái lan, trở thành nỗi ám ảnh đối với ngành hàng không quốc tế.
(Bài: Tai nạn máy bay tại Mỹ và Thái Lan, Lao động, 5/3/2001).

3.2. Sapô tóm tắt
Đọc sapô loại này, chúng ta có thể nắm được những thông tin cốt lõi nhất liên quan tới nội dung của tác phẩm, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay sự kiện được phản ánh. Ví dụ:

Người có nhu cầu mua bán nhà ở Hà Nội rất lớn. Mỗi năm có hàng trăm căn hộ lớn nhỏ được sang tên đổi chủ. Phần nhiều đều phải thông qua người dắt mối mà người ta thường gọi là “cò” nhà đất. Chính vì thế mà “cò" nhà đất tự nhiên trở thành một nghề. Một nghề không cần vốn liếng mà tiền lãi thu về thì bất kể, ít một vài chỉ mà nhiều tới hàng cây vàng.

(Bài: “Cò" nhà đất, trong: Phóng sự Thái Minh Châu, NXB. Lao động, 1999);
Có lẽ không nghề nào truân chuyên bằng bác sĩ trẻ lập nghiệp. Sau 6 năm “tu luyện" tại trường đại học, đã nhiều hơn các trường khác đến hai năm, họ còn phải học nghề" dài hạn tại các bệnh viện cho đến khi kí được hợp đồng lao động hoặc nhận vào biên chế mới thôi. Kẻ “học" ít thì vài tháng, người nhiều thì hai, ba năm, thậm chí bốn năm. Lẽ tất nhiên, trong thời gian đó, các bác sĩ trẻ này chỉ còn nước cậy nhờ mẹ cha.
(Bài: Thầy thuốc không lương, Lao động, 27/2/2001 );

Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra nhiều vụ đột tử khá lạ lùng: chết khi...đang ngủ. Điều khó hiểu hơn là hầu hết những nạn nhân xấu số đều còn trong độ tuổi còn rất trẻ, lại là những thanh niên khoẻ mạnh, trước đó chẳng hề có biểu hiện bệnh hoạn gì. Những cái chết bất ngờ đầy bí ẩn, không rõ nguyên nhân đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư.

(Bài: Bí ẩn những vụ đột tử ở Bình Tân, Công an TP. Hồ Chí Minh, 27/9/2005);
Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi xuất hiện vết nứt, 17 giờ 45 phút ngày 6/12, một vạt đất ven sông thuộc khóm Long Thị “C", thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu (An Giang) đã đổ nhào xuống sông làm vỡ nát công viên trung tâm của huyện và 15 hộ dân gần đó phải tháo chạy tán loạn...

(Bài: Trước hiểm hoạ sạt lở, Lao động, 12/12/2001).

f:id:thietkewebsitevungtau:20170303103045p:plain

>>> Dành cho những ai yêu thích ngôn ngữ báo phát thanh

3.3. Sapô nêu sự việc dẫn đường

Những sapô kiểu này kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài báo. Có thể gọi chúng là sapô-nguyên cớ.
Ví dụ:
Một buổi sáng, ông cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tìm đến toà soạn cố kìm nước mắt đưa cho tôi bức thư của kẻ tật nguyền có cái tên khó đoán định giới tính: Phạm Quốc Hương, nhà ở khu 8 Hồng Thao, xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Mười hai năm nay nằm liệt giường vì một cơn bạo bệnh, gia cảnh quá neo nghèo, Hương đã khóc quá nhiều, đã vắt cả da thịt mình thành nước mắt, giờ còn da bọc xương, Hương muốn tìm một người con gái khiếm thị để được dâng đôi mắt to, đẹp của mình cho cô ấy...
(Bài: Người tình nguyện mù, trong cuốn: 27 phóng sự xã hội của Đỗ Doãn Hoàng, NXB. Lao động, 2004);
Trung tuần tháng 2/2001, chúng tôi nhận đuợc đơn khiếu nại và tố cáo về việc xí nghiệp cát, đá, sỏi Minh Hưng (gọi tắt là XN. Minh Hưng) khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn nhưng lại được chính quyền xã bao che. Đứng tên trong đơn là 43 người thuộc 2 ấp Bùng Binh và Sóc Lào xã Đôn Thuận, huyện Tràng Bảng, tỉnh Tây Ninh, nơi XN. Minh Hưng đóng trụ sở và hoạt động. Chiều 13/2/2001 chúng tôi về tận nơi để tìm hiểu vụ việc.
(Bài: Thủ phạm khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn là ai?, Pháp luật, 11/3/2001).
Khảo sát cho thấy, phần mở đầu các sapô nói trên thường đề cập cuộc tiếp xúc giữa tác giả với những đối tượng trực tiếp liên quan tới vấn đề, sự việc hay hiện tượng được phản ánh trong bài viết. Điều này vừa làm nổi bật ý nghĩa xã hội vừa làm gia tăng tính xác thực và khách quan của tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà nguyên cớ khiến tác giả viết bài chỉ là một sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên ngẫu nhiên nào đó.
Ví dụ:
Một buổi chiều mưa buồn, nhâm nhi chén rượu quán cóc, gã bạn đồng nghiệp của tôi bỗng thở dài thườn thượt, chép miệng: Làm cái nghề bán chữ này nhọc quá, suýt chục năm trong nghề mà tôi chưa sắm nổi mươi mét nhà để tậu cô vợ. “Thì ông bảo, trừ khi có chức quyền để tham nhũng, chứ làm công ăn lương ở đất nước mình bao giờ mới khá được". “Ai bảo ông thế, mấy em người mẫu, hoa hậu, chức quyền gì mà có cả bạc tỷ. Tôi chỉ ước kiếp sau giời có cho làm người thì đừng bắt làm nhà báo mà cho làm...gái đẹp.
(Bài: Hồng nhan bạc...tỷ, Hà Nội ngàn năm, số 6/2005).

3.4. Sapô chân dung

Ở loại sapô này, người viết phác thảo những nét chân dung nào đó của nhân vật chính trong tác phẩm.
Đó có thể là những nét ngoại hình, tính cách, ví dụ:
“Quen biết Trần Hiếu Ngân từ lâu..., mỗi khi gặp nụ cười duyên dáng và đôi mắt luôn nhìn thẳng và rất tự tin của Ngân, tôi thường liên tưởng đến những cú ra đòn quyết liệt, dứt khoát của cô bé hiền hậu, dễ thương và đôi khi cũng rất e lệ này”.
(Bài: Võ sĩ xuất sắc và người con hiếu thảo, Lao động, 4/10/2000).

Đó có thể là những nét về sở thích, ví dụ:
Say đắm thơ Hàn Mặc Tử, anh dựng lều nhỏ sống bên cạnh mộ nhà thơ. Ngày qua ngày trầm lặng cặm cụi với cây bút lửa anh vẽ tranh, chép thơ trên gỗ thông thơm và nhiệt tình giới thiệu với khách về thân thế sự nghiệp của nhà thơ. Anh là Dzũ Kha.
(Bài: Người giữ lửa hồn thơ Hàn Mặc Tử, Khoa học và Đời sống, 24/3/2006)
Đó có thể là những nét về thân thế, sự nghiệp, ví dụ:
Trong những chiếc Boeing từ thế hệ cũ đến thế hệ mới nhất đang bay khắp thế giới có đóng góp của anh- một người Việt. Anh cũng đã góp phần đưa hai người khổng lồ công nghệ cao của Mỹ là Boeing và Microsoft đến Việt Nam.

(Bài: Con cá hồi Việt Nam ở Seattle, Lao động, Xuân Bính Tuất 2006);

Hoặc đó cũng có có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của một chân dung, ví dụ:
Nhanh nhẹn, vui vẻ, hoà nhã là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về cô bạn Nguyễn Thị Phương Dung (lớp K.9, cử nhân tài năng vật lý Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội), gương mặt nữ duy nhất trong 10 gương mặt tiêu biểu 2005 do Trung ương Đoàn bình chọn.
(Bài: Lớn lên với những câu hỏi, Tuổi trẻ, 11/3/2006).

3.5. Sapô tả cảnh (ảnh)

Đọc những sapô kiểu này, chúng ta như được xem những bức tranh sống động có đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng. Giọng văn có thể nhẹ nhàng hay mạnh mẽ nhưng những hình ảnh được miêu tả thường khá ấn tượng, có khả năng gợi cảm xúc hoặc tạo ra nỗi ám ảnh đối với độc giả.
Ví dụ:
Trong đêm ấy, người dân ở ấp Long Thị C, thị trấn Tân Châu ( An Giang) thất thần chạy tán loạn trong tiếng khóc gào, tiếng đổ vụn của xi măng, cốt thép, tiếng dậy sóng của dòng sông ngầu bọt. Trẻ nhỏ thảng thốt tìm cha, gọi mẹ như bầy chim mất tổ, nhiều người ngất xỉu khi nhìn gia sản mấy đời gây dựng phút chốc chìm biến trong dòng nước.
(Bài: Tân Châu - 0 giờ ngày 4..., Lao động, 9/1/2001);
Tây Thiên. Trời mưa rả rích. Những lều quán lụp xụp tựa lưng vào ngách núi. Trong cái cảnh ảm đạm của một khu du lịch chưa đúng mùa, chúng tôi lần theo những tảng đá to bổ chảng nằm chểnh ểnh theo dọc con suối. Anh bạn đi cùng bảo: đi đường suối thì mới gặp được loài động vật quý hiếm mà chỉ Tây Thiên mới có, đó là loài cá cóc...
(Bài: Kiểm lâm buông, dân bắt, Lao động thủ đô, 9/3/2006).

3.6. Sapô nêu luận cứ

Ở loại sapô này, tác giả đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc. Những con số hay dữ kiện như vậy thường nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hoặc sự kiện được phản ánh.
Ví dụ:
Tính đến cuối tháng 8 năm 2000, có 654 con gấu bị nuôi nhốt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cả nội ngoại thành có tới 191 trại gấu lớn nhỏ. Những trại lớn có trên dưới tám chục con gấu, còn những hộ nuôi lẻ thì 2,3 con. Gấu được nuôi giữa khu dân cư đông đúc, và thậm chí trên tầng tư, tầng năm.
(Bài: Mật gấu vào mùa, Lao động, ngày 1/ 11/2000);
Khoảng hơn bảy chục người đã mất tích sáng sớm hôm 5/3 khi ba chiếc ô tô bị rơi xuống sông do cầu bị sập.
( Bài: Sập cầu ở phía bắc Bồ Đào Nha, Lao động, 6/3/2001);
Năm 2005, trên địa bàn Thành phố xảy ra 352 vụ cháy làm 11 người chết, 64 người bị thương, thiệt hại tài sản 70 tỷ đồng; trong đó cháy rụi 78 căn nhà, 14 nhà xưởng, 12 kho chứa hàng, 14 cửa hàng...
( Bài: Cháy nổ - nỗi lo lại đến, Công an Tp. HCM., 16/3/2006).

3.7. Sapô kể chuyện

Những sapô này khiến người đọc có cảm giác đang được nghe tác giả kể những câu chuyện nào đó.
Ví dụ:
Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được gương mặt của anh thanh niên ấy. Gương mặt tái nhợt, tuyệt vọng và khẩn cầu. Anh ta cởi trần, hai tay thu trước ngực cho đỡ lạnh. Đôi mắt nhìn tôi như trách móc, dại đi trong cơn mưa tầm tã. Trên xuồng còn 3 đứa nhỏ nữa, chắc là con anh. Đứa nhỏ nhất đưa cả hai tay về phía ghe chúng tôi cầu xin. Tôi phải quay đi để để khỏi nhìn thấy những đôi mắt và những đôi tay ấy ... Đoàn cứu trợ đang trên đường về, chẳng còn gì để cho họ cả. Chỉ có một quãng sông mà hàng trăm cái xuồng chèo ra đón đầu để xin hàng cứu trợ như thế.
(Bài: Vàm Cỏ Tây, một nhánh sông buồn, Lao động, 12/10/2000);
Eo Mây tiễn người con gái đẹp nhất làng ra trận vào những ngày bom đạn đầy trời. Sáu năm sau, cô gái ấy trở về. Vẫn đẹp như xưa, lại có phần dịu dàng, đằm thắm hơn. Ngày cô đi lấy chồng, bao trai làng ngẩn ngơ tiếc nuối. Không ngờ, chỉ một năm sau, cô lại về Eo Mây. Kể từ đó cuộc đời cô rẽ sang một ngả khác. Đau buồn, thương tâm...
( Bài: Eo Mây có người đàn bà, Lao động, 23/10/2000).
Chính cái giọng điệu đặc trưng của văn kể chuyện đã làm cho thông tin hàm chứa trong sapô trở nên nhẹ nhàng mà thấm thía.

3.8. Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả

Ví dụ:
Không biết, có bao giờ Công Vinh-Quả bóng vàng năm 2004-tự hỏi ta đang ở đâu sau những tháng ngày vinh quang và kiêu hãnh. Phải chăng, xung quanh anh không còn những ánh hào quang, những lời ca tụng, mà nó là khoảng trống không thấy có những lời hứa hẹn, không có những cơ hội dành sẵn cho anh?
(Bài: Lê Công Vinh: Bên kia bờ vinh quang, Thể thao và Văn hoá, 20/9/2005);
Một bản án khách quan, đúng pháp luật không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người trong cuộc mà còn góp phần vào sự ổn định của xã hội. Nhưng bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành sẽ chi phối rất nhiều cuộc sống của những người trong cuộc. Trong nhiều trường hợp chỉ vì một bản án oan sai của Toà án mà tài sản nhiều khi cả đời mới có được của những người trong cuộc bị mất trắng, thậm chí chính họ bị đẩy ra đường. Phải chăng với những bản án rơi vào trường hợp này, mọi việc đã an bài?
(Bài: Án oan sai quá hạn giám đốc thẩm: Phải chăng đã hết thuốc chữa?, Pháp luật, 11/3/2001);
Cánh diều vàng 2005 lại một lần nữa làm những người hâm mộ điện ảnh thất vọng. Mờ nhạt, lộn xộn, kém hấp dẫn...Cánh diều vàng 2005 khép lại trong nỗi băn khoăn của nhiều người.
(Bài: Mờ nhạt và thiếu hấp dẫn, Khoa học và Đời sống, 24/3/2006)
Những nhận xét, đánh giá in đậm dấu ấn của "cái tôi" tác giả như vậy có khả năng khơi gợi cảm xúc hay suy nghĩ của người đọc theo những định hướng đã được vạch sẵn nào đó. Tuy nhiên, nếu lập luận thiếu chặt chẽ và tình cảm của người viết không đủ sự chân thành thì sapô kiểu này có thể làm lụi tàn đốm lửa (nếu có) mà tiêu đề đã thắp lên.

3.9. Sapô tiếp nối tiêu đề

Sapô loại này không phải là tiểu văn bản tồn tại độc lập mà là bộ phận được viết tiếp theo tiêu đề và phụ thuộc vào nó cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Ví dụ:
MỘT GÓI THẦU, CHIA CHÁC HƠN 1 TRIỆU ĐÔLA!
Đó là số tiền Nguyễn Quang Thường (nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam) và đồng phạm đã biển thủ trong phi vụ xây dựng nhà ở cho một tổ hợp công nghệ thuộc vòm Nam mỏ Bạch Hổ.
(Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, 6/10/2005);
NGƯỜI HÀ NỘI MÙ CHỮ
Khi đọc tiêu đề này, hẳn nhiều người Tràng An thanh lịch sẽ phải thốt lên: “Làm gì có chuyện đó!”. Nhưng nó lại có thật, một sự thật hiển hiện trước chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, trong giao tiếp, quan hệ, buôn bán., v.v.
(Phóng sự Thái Minh Châu, NXB. Lao động, H., 1999).
Sapô tiếp nối thường được dùng sau các tiêu đề nêu những sự việc bất thường (nằm ngoài sự chờ đợi của độc giả) và có nhiệm vụ làm rõ hơn thông tin chứa trong đó. Người viết khá kiệm lời khiến độc giả phải đọc tiếp ngay phần bài viết phía dưới để biết thêm thông tin.

Trong quá trình khảo sát sapô trên báo chí, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Sapô ngày càng khẳng định được vai trò và ý nghĩa to lớn của mình trong bố cục một tác phẩm báo chí.
- Một sapô tốt phải nêu được những thông tin cốt lõi trong một hình thức thể hiện ấn tượng, với một dung lượng câu chữ ngắn gọn.
- Sapô trên báo chí rất đa dạng về mọi phương diện. Và các kiểu sapô mà chúng tôi đã phân loại trong bài viết này chủ yếu căn cứ vào tính trội của một đặc điểm nào đó trong cách thức tiếp cận và phản ánh thông tin.
- Xuất hiện với tần số cao nhất là sapô gọi tên hay giới thiệu vấn đề.
- Nhiều sapô chưa có chất lượng như mong muốn. Những nhược điểm cơ bản mà chúng thường mắc phải là: khuôn mẫu cứng nhắc gây nhàm chán; dài dòng lan man; thông tin thiếu chọn lọc, không đủ sức lôi cuốn.
- Cần bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng viết sapô cho các nhà báo.

Chú thích:
1 Loic Hervouet, Viết cho độc giả, bản tiếng Việt (Lê Hồng Quang dịch), Hội Nhà báo Việt Nam, H., 1999, Tr. 83.


Tài liệu tham khảo

1. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Đại học quốc gia, H., 2001.
2. Khoa Báo chí - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb. Văn hoá - Thông tin, H., 2000, T.1.
3. Khoa Báo chí - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà báo - bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nxb. Lao động, 1998.
4. Loic Hervouet, Viết cho độc giả, bản tiếng Việt ( Lê Hồng Quang dịch), Hội Nhà báo Việt Nam, H., 1999.

Nếu bạn chưa biết thì nên bổ sung kiến thức sau:

=> Cải thiện vòng 1 nhờ bột sắn dây nguyên chất

 

=> Tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây đối với trẻ nhỏ

 

=> Cách dùng bột sắn dây chữa viêm loét dạ dày

 

Dành cho những ai yêu thích ngôn ngữ báo phát thanh

Bài viết dành cho những ai yêu thích ngôn ngữ báo phát thanh

          f:id:thietkewebsitevungtau:20170302133350p:plain

Xem thêm:

=> Tìm hiểu về chơi chữ trong các tác phẩm báo chí

=> Hiểu bản chất của tên gọi Content marketing

=> 

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ PHÁT THANH

Ngôn ngữ báo phát thanh, lẽ đương nhiên, mang trong mình tất cả các tính chất của ngôn ngữ báo chí nói chung. Song, bên cạnh đó, nó còn có một số nét riêng biệt sau đây:

1. Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói ( ngôn ngữ âm thanh )

Đây là một phẩm chất vô cùng quý giá, vì ngôn ngữ nói hướng tới thính giác - một hệ thống tri giác hoàn hảo nhất của con người. Theo các chuyên gia thì dung lượng thông tin mà con người chuyển tải hay tiếp nhận được nhờ thính giác và ngôn ngữ nói lớn gấp ba lần so với lượng thông tin mà anh ta chuyển tải hay tiếp nhận bằng con đường thị giác - đọc hoặc viết. Nguyên do là bởi ngôn ngữ nói, ngoài thông tin nằm trong ý nghĩa của ngôn từ, còn mang trong mình một thông tin bổ trợ đáng kể khác được thể hiện qua chất giọng, qua ngữ điệu, qua âm lượng. Nói là " bổ trợ " nhưng thực ra thông tin này có vai trò quan trọng không kém thông tin chính. Và trong không ít trường hợp, chính nó là nhân tố quyết định mức độ hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin. Một bài viết trung bình nhưng do một người có chất giọng tốt và biết sử dụng ngữ điệu hợp lý, linh hoạt truyền đạt sẽ có sức tác động lớn hơn nhiều so với một bài viết hay nhưng do một người có chất giọng tồi và thường xuyên xử lý sai ngữ điệu trình bày. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu ngôn ngữ phát thanh nổi tiếng người Mỹ W. Hofman đã nhận định: " Nội dung của từ ngữ làm người ta xúc động tới mức nào, thì âm thanh của tiếng nói cũng có thể làm người ta rung cảm tới chừng ấy "1.

2. Ngôn ngữ phát thanh thiên về hình thức độc thoại tuy có sử dụng nhiều phương tiện của đối thoại

Có lẽ trước hết chúng ta nên tìm hiểu về hai khái niệm " độc thoại " và " đối thoại ".
" Độc thoại " là sản phẩm ngôn ngữ của một cá nhân trong hoàn cảnh giao tiếp chỉ có anh ta là người nói. Theo nhà ngôn ngữ học L. V. Serba ( Nga ) " đây là hệ thống có tổ chức cao của các ý tưởng được biểu đạt qua ngôn từ, nhằm tác động có chủ đích tới những người xung quanh "2.

Còn đối thoại là một chuỗi những lời hồi đáp với tư cách là những phản ứng qua lại giữa ít nhất hai cá thể nào đó.

Nhưng ở đây cần bổ sung thêm ngay rằng những lời hồi đáp có dung lượng quá lớn ( gồm nhiều câu và thể hiện trọn vẹn một chủ đề nào đó ) cũng được xem là độc thoại. Điều này có nghĩa là độc thoại có thể tồn tại ngay trong đối thoại.

Với cách hiểu như trên của ngôn ngữ học về " độc thoại " và " đối thoại ", chúng ta thấy ngôn ngữ phát thanh có khuynh hướng độc thoại rất rõ nét. Phần lớn các thể loại của báo phát thanh như bình luận phóng sự, phản ánh, câu chuyện phóng viên, điểm tin, tiểu phẩm,.. đều mang tính chất độc thoại. Rồi ngay cả một số ít thể loại vốn được coi là thuộc kiểu đối thoại như phỏng vấn, đàm thoại bàn tròn thực ra cũng không thuần chất chỉ là đối thoại. Bởi vì trong chúng có không ít những lời hồi đáp mang tính chất độc thoại.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể phủ nhận là độc thoại trên báo phát thanh ngày càng dùng nhiều hơn các phương tiện của đối thoại.. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu độc thoại về một vấn đề, sự kiện hay hiện tượng nào đó, người ta có thể xây dựng một tình huống đối thoại giữa hai người nhằm tạo sự sinh động để thu hút sự chú ý. Rồi trong quá trình độc thoại, người ta thường xuyên sử dụng các từ ngữ, cách diễn đạt,... đặc trưng cho ngôn ngữ đối thoại để người nghe thấy gần gũi, có cảm giác là nhà báo đang trò chuyện trực tiếp với mình, và do vậy, hiệu quả tiếp nhận thông tin sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện của đối thoại chỉ là thủ pháp tăng cường giá trị biểu cảm cho ngôn từ chứ không thể làm thay đổi bản chất của độc thoại, khiến nó trở thành đối thoại.

                  f:id:thietkewebsitevungtau:20170302133453p:plain

3. Ngôn ngữ phát thanh luôn mang dấu ấn cá nhân rõ nét của người nói hay người đọc

Mức độ của nó tuỳ thuộc vào từng thể loại, từng tình huống giao tiếp cụ thể. Khi người truyền tin là phát thanh viên, dấu ấn cá nhân có vẻ như bị hạn chế tới mức thấp nhất, song người ta vẫn nhận thấy thái độ cảm xúc của anh ta đối với bài viết thông qua giọng điệu. Còn nếu như người truyền tin là tác giả bài viết ( phóng viên, biên tập viên ) thì dấu ấn cá nhân rõ nét hơn nhiều. Khảo cứu cho thấy, lời nói của những người chưa từng qua các khoá đầo tạo đặc biệt về đọc, nói, luyện giọng ( tức là họ không phải là phát thanh viên hay nhà hùng biện chuyên nghiệp ) thường là công cụ biểu đạt hết sức tinh tế trạng thái tâm lý đích thực cũng như nhiều đặc điểm của người phát ngôn. Có lẽ đây là lý do khiến cho nhiều đài phát thanh trên thế giới thường xuyên yêu cầu các chủ thể sáng tạo trình bày ngay chính tác phẩm của họ trước micrô. Bởi điều này tạo điều kiện cho thính giả giải toả được nhu cầu: khám phá một cá thể mới với những nét riêng tư trong đời sống nội tâm của anh ta. Đây là một nhu cầu hết sức tự nhiên và nhân bản, nó luôn mang tính cấp thiết trong bất cứ thời đại nào, đúng như Hecxen viết: " Con người luôn muốn xâm nhập vào cá thể khác, muốn chạm tới từng thớ mạch li ti của trái tim người khác để lắng nghe nhịp đập của nó. Anh ta so sánh, kiểm chứng, tìm kiếm sự khẳng định, sự đồng cảm, sự biện hộ "3.

4. Ngôn ngữ phát thanh không có khả năng được minh hoạ bằng hình ảnh

Đây là mặt khác biệt, đồng thời cũng là mặt hạn chế của nó so với truyền hình và báo in. Tuy nhiên, ngôn ngữ phát thanh đã tìm thấy sự minh hoạ cho mình ở các nguồn khác cũng nằm trong chính thế giới của âm thanh. Đó là các băng ghi âm tư liệu, là tiếng động, là âm nhạc, và đặc biệt là các đặc tính vật chất và hình tượng của ngôn từ cất thành tiếng. Có thể nói, nhà báo phát thanh phải vẽ nên hình ảnh bằng âm thanh. Thực tế cho thấy là các tác phẩm báo phát thanh hay, có sức tác động lớn bao giờ cũng có ngôn ngữ hết sức sống động, giàu hình ảnh, có tính trực quan cao, chắp cánh cho sự tưởng tượng của người nghe, khiến cho họ có cảm giác đang được chứng kiến sự việc xảy ra ngay trước mặt mình; bên cạnh đó, nó còn phải được trình bày bởi một chất giọng tốt, lên bổng xuống trầm, tăng giảm tốc độ âm thanh một cách hợp lý.

Hiện nay, đang có nhiều ý kiến cho rằng hạn chế về phương diện hình ảnh của báo phát thanh rất có thể lại trở thành ưu thế của nó, vấn đề là sử dụng ngôn ngữ âm thanh như thế nào. Quả vậy, nếu biết sử dụng ngôn từ khéo léo và linh hoạt, nhà báo phát thanh có khă năng kích thích tư duy sáng tạo của người nghe, làm cho họ luôn đóng vai trò tích cực trong việc tiếp nhận thông tin. Trong khi đó thì ở truyền hình, do được cung cấp quá đầy đủ thông tin ở cả hai bình diện hình ảnh lẫn ngôn từ, khán giả ít phải tư duy hơn nên dần dần trở nên thụ động mỗi khi tham gia vào kênh giao tiếp này.

5. Ngôn ngữ phát thanh, cũng như ngôn ngữ truyền hình, có tính hình tuyến

Các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh xuất hiện lần lượt, cái này tiếp theo sau cái kia, tạo thành dòng chảy liên tục, theo bề rộng một chiều của thời gian. Và người nghe phải tiếp nhận chúng một cách tức thời cho nên họ không có khả năng quay lại với điều chưa hiểu hoặc đầu tư thời gian để nghiền ngẫm thấu đáo điều đã lĩnh hội được. Chính vì thế, bất cứ sai sót nào ( hay chỉ đơn giản là sự chưa quen tai ) của ngôn ngữ phát thanh cũng khiến cho thính giả phải dừng lại để suy nghĩ, tìm hiểu và có nghĩa là không còn tập trung tư tưởng để nghe các thông tin kế tiếp nữa. Kết quả là cái thì đựoc hiểu mơ hồ, cái thì bị bỏ qua. Và như vậy thì tính hiệu quả của chương trình bị giảm sút đáng kể. Xuất phát từ đây, yêu cầu đặt ra đối với ngôn ngữ phát thanh là: Chính xác, đơn nghĩa, rõ ràng, dễ hiểu.

Nói đến tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ, không thể không nói đến quan hệ ngữ đoạn như là hệ quả của nó. Theo quan hệ này, các đơn vị ngôn ngữ khi đứng cạnh nhau sẽ quy định lẫn nhau và cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn. Trong ngôn ngữ phát thanh, biểu hiện nổi bật nhất của quan hệ ngữ đoạn là việc ngắt đoạn khi nói, khi đọc. Do đó, đây là điều cần được các nhà báo phát thanh đặc biệt quan tâm. Cùng một sản phẩm ngôn từ, nếu được ngắt đoạn ở những chỗ khác nhau, sẽ biểu đạt các ý nghĩa khác nhau. Còn nếu ngắt đoạn sai thì tính chỉnh thể về mặt kết cấu của sản phẩm ngôn từ đó bị phá vỡ, hậu quả là người nghe khó hiểu được đúng nội dung của nó.

II. MỘT SỐ GỢI Ý SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRONG PHÁT THANH

1. Nên hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương

Những từ ngữ này, ở mức độ nào đó, có khả năng tăng cường tính biểu cảm của ngôn ngữ phát thanh. Thế nhưng, về phạm vi hành chức, chúng chỉ gắn liền với một địa phương nhất định nào đó nên có thể gây khó khăn cho các thính giả là người sống ở các khu vực khác.

2. Tránh lạm dụng việc vay mượn từ ngữ từ tiếng nước ngoài

Nếu nhất thiết phải vay mượn thì chỉ nên chọn những từ ngữ có tính phổ cập rộng rãi, và cố gắng phát âm chuẩn xác theo chuẩn mực đã được thừa nhận. Vì không ít trường hợp cho thấy, những từ ngữ được vay mượn từ tiếng nước ngoài, nếu không thông dụng hoặc được phát âm không đúng, thường trở thành những " hạt sạn " cản trở người nghe tiếp nhận thông tin.

   f:id:thietkewebsitevungtau:20170302133527p:plain

3. Đối với các thuật ngữ chuyên ngành ít gặp hay mới mẻ, nên diễn đạt bằng cách khác sao cho quảng đại quần chúng dễ hiểu
Đừng bao giờ bắt chước cách nói, cách dùng từ của các nhà chuyên môn mà chỉ có người trong giới mới hiểu được.

4. Tránh đưa ra quá nhiều con số trong một văn bản phát thanh

Việc đưa ra các con số nên có liều lượng vừa phải, nếu không người nghe sẽ thấy choáng ngợp, căng thẳng, không còn đủ sự tỉnh táo cũng như hứng thú để nghe và lĩnh hội các thông tin khác; bên cạnh đó, các con số cũng cần được làm tròn cho dễ nhớ.

5. Cố gắng đọc hoặc nói trước micrô thật diễn cảm ( tất nhiên là ở mức độ mà khả năng cho phép )

Qua giọng điệu phải thật sự " thả hồn " của mình vào nội dung tác phẩm thì nó mới có sức tác động lớn đối với người nghe. Còn kiểu nói hay đọc với âm điệu đều đều, đơn điệu, tẻ nhạt dễ gây cảm giác là chính người chuyển tải thông tin cũng " vô cảm " trước những gì mình đang trình bày. Và điều đó dễ dàng giết chết mọi cảm xúc cũng như sự quan tâm của người nghe.

6. Cần tránh những câu văn có thể tạo nên nhiều cách hiểu

Vì sự " mơ hồ " về nghĩa như vậy của chúng dễ làm cho người nghe bị phân tán tư tưởng hoặc hiểu sai, hiểu lệch chủ ý của tác giả.
Dưới đây là hai ví dụ về câu mơ hồ về nghĩa:
a, Điều đó thể hiện thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của Uỷ ban Nhân dân ( UBND ).
b, Chống lây lan và sống chung với AIDS.
Các câu trên ít nhất có hai cách hiểu:
a, Thái độ quyết tâm cao của UBND.
- Tệ nạn buôn lậu của UBND.
b, Chống lây lan và chống sống chung với AIDS.
- Chống lây lan và nên sống chung với AIDS.

7. Cần hết sức kiệm lời

Trong báo phát thanh, người nghe, do phải lĩnh hội thông tin một cách tức thời, chỉ có thể tập trung sự chú ý của mình trong một khoảng thời gian ngắn. Vì lẽ đó, trong số các cách diễn đạt có thể với cùng một nội dung, nên chọn cách diễn đạt ngắn gọn nhất mà vẫn chuyển tải được đầy đủ lượng thông tin cần thiết.

8. Nên chú ý khai thác các biện pháp tu từ ngữ âm để ngôn ngữ phát thanh sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc hơn

Nhà báo phát thanh có thể vận dụng những biện pháp cơ bản dưới đây:
a, Biện pháp hoà phối thanh điệu: Là biện pháp lựa chọn và kết hợp các yếu tố âm thanh sao cho hài hoà để các câu văn trở nên dễ nghe, dễ đọc hơn.
Trong văn xuôi, để tạo sự hài hoà về thanh điệu, người ta thường sử dụng sự luân phiên thanh điệu thuộc hai nhóm bằng ( gồm thanh huyền và thanh ngang ) và trắc ( gồm thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng ) ở âm tiết của các câu hợc thành phần câu. Ví dụ:
"... Chắc là rượu bổ ( T ). Có rẻ cũng phải ba bốn đồng ( B ). Ý tất người ta có định lấy con mình ( B ) thì người ta mới chịu bỏ tiền mua rượu biếu chứ ( T ). Vả lại, bây giờ hạng thông, ký, phán lấy vợ nhà quê kể cũng thường ( B ). ( Nam Cao ).
" Được đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ chín ( T ), ông xúc động nói: " Đảng đã sinh ra tôi lần thứ hai ( B ) ". ( Đài TNVN, 20 / 4 / 2001 ).
" 15 năm qua ( B ), văn hoá văn nghệ đã đạt được nhiều thành tựu ( T ) trong các lĩnh vực, nghiên cứu, sáng tác, phê bình ( B ) ". ( Đài TNVN ).
Biện pháp hoà phối thanh điệu có tính phổ cập hết sức rộng rãi. Hầu hết các biện pháp tu từ ngữ âm khác, khi được vận dụng, đều phải ở mức độ này hay mức độ khác, kết hợp với nó.
b, Biện pháp lặp số lượng âm tiết: Là biện pháp sử dụng các câu văn có số lượng âm tiết như nhau ở cạnh nhau để tạo nên âm hưởng của thơ ca. Ví dụ:
" Núi rừng vẫn ngút ngàn, rậm rạp. Đường đi tắt nhỏ teo hoang vu ". ( Hồ Phương ).
" Trận lụt chưa rút. Nước vẫn mênh mông ". ( Nguyễn Sáng ).
c, Biện pháp lặp vần: Là biện pháp sử dụng các âm tiết có khuôn vần giống nhau nhằm tạo nhạc tính cho câu văn. Ví dụ:
" Tre trông thanh cao giản dị, chí khí như người. Nhà thơ đã có lần ca ngợi: Bóng tre trùm mát rượi ". ( Thép Mới ).
"... Dân làng thi nhau sắm thuyền bè đi tìm vàng trên khắp các lạch sông nguồn suối. Ngót chục năm trôi qua, những người đàn ông cứ biền biệt ra đi. Vàng đâu chẳng thấy, cái mà họ đem về chỉ là những con nghiện, những giọt nước mắt tàn tạ và... cả một gánh nợ khó bề trả nổi ( ! ). Người ta bảo: Đó là một canh bạc với ông Giời ". ( Đỗ Doãn Hoàng ).
d, Biện pháp tạo nhịp điệu: Là biện pháp dùng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn nhằm tạo nên một âm hưởng lôi cuốn, dễ đi vào lòng người.
Dưới đây là một số trường hợp diển hình về nhịp điệu:
- Dùng những từ phản nghĩa đối nhau, ví dụ:
" Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái, trai, già, trẻ, lương giáo, giàu, nghèo. ( Hồ Chí Minh ).
- Dùng những cụm từ, những vế, những đoạn câu đối nhau, ví dụ:
" Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước ". ( Hồ Chí Minh ).
- Vận dụng sự cân đối, nhịp nhàng, khúc chiết của các bộ phận trong một câu ghép ( thường được gọi là trường cú ), ví dụ:
" Nay, vì tình hình quốc tế, vì muốn tỏ lòng tin vào nước Pháp mới, và sự thành thực của những người đại diện cho Chính phủ Pháp, và tin vào sự hoàn toàn độc lập của tương lai nước nhà, tôi cùng Chính phủ ta ký bản hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp.( Hồ Chí Minh ).

Trong câu văn trên, về mặt tiết tấu, ngữ điệu có sự chia tách rõ rệt giữa hai bộ phận: bộ phận thức nhất từ đầu đến từ " nhà ", bộ phận thứ hai từ từ " tôi " cho đến hết.
Giọng nói được nâng cao dần ở bộ phận thứ nhất của câu, tạo ra một sự căng thẳng chờ đợi. Sau khi đã lên cao đến đỉnh điểm thì đánh dấu bằng một nhịp ngừng ngắt, tiếp theo đó hạ thấp rõ rệt ở bộ phận thứ hai, làm dịu đi sự căng thẳng chờ đợi.

d, Biện pháp tạo âm hưởng chung: Là biện pháp phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân đối nhịp nhàng, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra được một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của cả đoạn văn, thậm chí toàn văn bản. Ví dụ: " Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.

Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt bắc, tre ngút ngàn Điện Biên, luỹ tre thân mật làng tôi. Đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn.
... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu! ( Thép Mới ).

Trong các đoạn văn trên, sự luân phiên thanh điệu bằng, trắc, sự thay đổi nhịp điệu mau thưa, sự phối hợp câu dài với câu ngắn... đã tạo nên cái chất thơ, chất nhạc hoàn toàn hoà quyện với nội dung trữ tình, với cảm xúc say sưa, mạnh mẽ của tác giả đối với đất nước thông qua hình tượng cây tre.4

Thực tế cho thấy, các biện pháp tu từ ngữ âm nói trên hầu như không bao giờ xuất hiện đơn lẻ: Mỗi biện pháp thường chỉ xuất hiện đồng thời với các biện pháp khác. Chính vì vậy, chúng thường mang sức mạnh được cộng hưởng làm cho câu văn vừa trở nên gợi cảm về mặt âm thanh, vừa được bổ sung thêm những khía cạnh nhất định về mặt ý nghĩa.

Chú thích
1. W. Hoffman, Nghệ thuật hùng biện trên sóng phát thanh, L., 1965, tr. 69 ( bằng tiếng Nga ).
2. L. V. Serba, Tiếng Nga văn học hiện đại, M., 1978, tr. 9 ( bằng tiếng Nga ).
3. A. I. Herxen, Quá khứ và suy tưởng, trong cuốn: " Các nhà văn Nga nói về lao động văn chương", T. 2, L., 1955, tr. 81 ( bằng tiếng Nga ).
3. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB. Giáo dục, H., 1995, tr. 230.

( Bài in trong: Báo phát thanh, NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 2002 )

========***========***=========****=========****==========

bột sắn dây nguyên chất | tác dụng của bột sắn dây | cách sử dụng bột sắn dây

Bạn có biết vận dụng chất liệu văn học vào tác phẩm báo chí

Bạn có biết vận dụng chất liệu văn học vào tác phẩm báo chí?Khi nói về mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết giữa văn học và báo chí, không thể bỏ qua một khía cạnh rằng: văn học chính là nguồn chất liệu dồi dào và quí giá cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.

Thực vậy, trong các tác phẩm báo chí thuộc nhiều thể loại khác nhau, chúng ta thường xuyên bắt gặp vô số các chất liệu văn học. Các chất liệu này, nếu được dùng đúng chỗ và đúng liều lượng, luôn mang lại giá trị to lớn: đó là làm cho bài báo trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ lĩnh hội, hay nói một cách ngắn gọn là đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.

f:id:thietkewebsitevungtau:20170302132438p:plain

Xem thêm:

=> Hiểu bản chất của tên gọi Content marketing

=> 8 Tính chất của ngôn ngữ báo chí

=> Quảng cáo trên Instagram đắt gần gấp đôi trên Facebook?

Khảo sát sơ bộ cho thấy, việc sử dụng chất liệu văn học trong báo chí thường được thực hiện theo một số kiểu cơ bản sau đây:

1. Mượn cốt truyện hoặc tình tiết từ tác phẩm văn học.

Ở đây, xảy ra hai khuynh hướng:

a, Kể lại ( thường là ở dạng tóm tắt ) toàn bộ cốt truyện hay chỉ là một tình tiết của tác phẩm văn học, để tạo cơ sở liên hệ, so sánh. Rồi từ đó, nói về một vấn đề, một sự kiện hiện tại có những nét tương tự. Ví dụ:
" Lại nói Quan Công trên đường trở về với Lưu Bị, qua 4 cửa ải đã giết 5 tướng Tào. Bây giờ đang đi đến cửa sông Hoàng Hà, Tân Kỳ ra chặn đường .Quan Công bảo:" Ta đã giết những đứa ngăn trở ta giữa đường, mi có biết không? ". Kỳ đáp: " Mi chỉ giết được các tướng hèn, vô danh, chứ mi dám đụng đến ta à? ". Quan Công hỏi: "Mày đã bằng Nhan Lương, Văn Sú chưa? ". Tân Kỳ cả giận, tế ngựa lại đánh. Chưa được một hiệp, đao Quan Công vừa giơ lên, đầu Tân Kỳ đã rơi xuống lăn long lóc dưới mặt đất. .....
Nay trở lại với VCK U. 16 Châu Á vừa kết thúc tại Đà Nẵng. Tuyển U. 16 Việt Nam đã vượt qua các cửa ải của bảng A để lọt vào vòng bán kết gặp Iran. Nhưng hỡi ôi!..."
( Lao động , 22 / 9 / 2000 )
Trong các bài viết thuộc loại này, chính sự chuyển đổi bất ngờ từ quá khứ sang hiện tại và sắc màu tương phản giữa cổ và kim đã tạo nên sự thú vị cho độc giả. Họ vừa được "gợi nhắc " về tích cũ, vừa được tiếp nhận thông tin mới liên quan tới một vấn đề bức xúc nào đó trong xã hội.

f:id:thietkewebsitevungtau:20170302132347p:plain

b, Đưa vào cốt truyện ( chủ yếu là của các tác phẩm văn học cổ ) những tình tiết, dữ liệu hiện đại.

Nói cách khác, trên cái khung của cốt truyện cổ người ta đã đắp vào những mảng hiện thực thời nay. Ví dụ:
" Roãn Tháu lúc nhỏ học ông Trịnh Duân, cốt là theo nghề khoa cử. Khoa thi nọ, đến bộ môn văn đầu bài ra câu luận " Chu Nguyên Hựu chư thần ", tức là luận về sự giết bầy tôi đời Nguyên Hựu, ý sâu xa là muốn nâng cao vai trò của ông vua lúc đó là Tịnh Khang lên, dìm đời vua trước đã lâu là Triết Tôn xuống.
Roãn Tháu đỗ điểm cao, loanh quanh được bổ về làm giám đốc một nông trường.
Tự dưng có mấy gia đình nghèo từ xa đến khai phá đất hoang ở cạnh nông trường của Roãn Tháu, loanh quanh chỉ mấy năm mà vùng đất hoang vu, khô cằn nọ trở nên xanh tốt. Thấy vậy, Roãn Tháu nổi tà tâm, mang bản đồ đến doạ những người ít chữ, bảo là họ đã chiếm đất của nông trường, mấy người dân cày không biết hư thật đành dọn đến vùng hoang vu gần đó. Roãn Tháu chiếm vườn tược của họ làm đất riêng của mình.
Như cái kim trong bọc, đến ngày nọ nó phải lòi ra..."
( Lao động, 29 / 9 / 2000 )
Ở bài viết kiểu trên, sự đan xen giữa tích cũ và chuyện mới không chỉ làm gia tăng sức biểu cảm của ngôn từ, mà còn làm cho sự phê phán hay mỉa mai, châm biếm trở nên thâm thuý mà vẫn nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận hơn...
Nhìn chung, việc mượn cốt truyện hay tình tiết từ tác phẩm văn học thường được dùng trong các dạng bài như bình luận, phóng sự, ghi chép, bút ký và tiểu phẩm.

2, Mượn hình ảnh các nhân vật văn học

Đây là hình ảnh của các nhân vật văn học vốn từ lâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi với quảng đại quần chúng, tới mức người viết báo có thể viện dẫn chúng như là biểu tượng của những đặc điểm, tính chất nào đó mà không cần chú giải. Chẳng hạn: Sở Khanh là hiện thân của sự lừa lọc, xảo trá trong tình yêu; Chí Phèo tiêu biểu cho những kẻ lưu manh, côn đồ, luôn sẵn sàng "gào làng ăn vạ "; Tú Bà là tên gọi chung cho những kẻ buôn bán thân xác phụ nữ....
Ví dụ:
- " Người đàn ông ấy,nổi tiếng là một Don Juan (Đông Gioăng), đã cưới vợ tới lần thứ ba, và cũng như tổ tiên ông ta, có một hậu cung chứa toàn gái đẹp trong lâu đài của mình ở Bom bay ".
( An ninh thế giới, 7/ 9/ 2000)
" Nhưng cứ sống như cô bé 22 tuổi đầu người Sơn La, bị mụ Hoạn Thư người Nam Định thuê người tạt axit đến mù một mắt, rúm ró khuôn mặt cũng cầm bằng như đã chết ".
(Văn nghệ trẻ, 8 / 6 / 2000)
" Làng tôi thay đổi nhanh quá. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiến An như con cá vàng người làng tôi vừa bắt được ".
(Văn nghệ, 16 / 9 / 2000)
...Keegan cũng có thể gọi trở lại Lesaux, tiền vệ trái đang hồi phục phong độ của Chelsea, để quán xuyến hành lang bên trái vốn là "gót chân A sin " của đội tuyển Anh.
(Gia đình và Xã hội, số 89 / 2000)
- " Má già " mafia.
(Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, 11 / 1 / 2001)
-Cái chết của " con nai vàng "17 tuổi.
(An ninh Thủ đô, 6 / 6 / 1999)
Những trường hợp vay mượn kiểu này không chỉ gặp trong các bài viết thuộc thể ký và bình luận, mà còn có mặt ở cả thể loại tin. Chúng giúp tác giả kiệm lời tới mức tối đa mà vẫn khắc hoạ được chân xác và đầy gợi cảm một con ngươì hay một sự việc nào đó.

f:id:thietkewebsitevungtau:20170302132523p:plain

3. Mượn từ ngữ, lối nói từ các tác phẩm văn học

Các chất liệu văn học thuộc loại này được sử dụng hết sức rộng rãi và linh hoạt. Chúng có thể đứng ở bất kỳ chỗ nào trong kết cấu của bài viết, từ tiêu đề cho đến các câu trong đoạn văn.

Ở tiêu đề, ví dụ: " Hôm qua em đi tỉnh về..."( Công an Thành phố HCM. , 26 /1 2 / 2000) ; " Quê hương nếu ai không nhớ..."(Hà Nội mới, Tết Mậu Dần ); " Tình trong như đã.. " (Gia đình, số 5 / 2001); " Hai nửa vầng trăng " ( Lao động, 5 / 12 / 2000 ); " Càng ngắm càng say " (Nhân dân hàng tháng, số11 / 1998)...Ở các vị trí khác, ví dụ: " Mải miết đi hoài, ngoảnh trông lại, bất giác đoạn " Đà Giang độc bắc lưu " vụt hiện ra ngang tầm mắt, ấy là lúc chúng tôi gặp bản người Dao lấp ló trên các sườn đồi " (Quân đội Nhân dân, 5/ 3 / 2000); " Về Đông Hồ bây giờ thấy Phà Hồ nhộn nhạo, những " cát trắng phẳng lì " của thi sĩ Hoàng Cầm xưa đã bị đào bới bởi đội quân gánh cát thuê " (Văn nghệ trẻ, 6 / 1 / 2000); "...vườn tược là một khái niệm xa xỉ ở "mảnh đất lắm người nhiều xe " này..." ( Sinh viên, số17/ 2000); "Bên cạnh đó, căn bệnh "thương nhớ đồng quê "của người xa xứ cũng đã len lỏi vào bảng hiệu, hàng loạt nhà hàng, quán bar có những cái tên như: Miền quê, Mái lá, Làng tôi, Tao ngộ..." (Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, số90/ 2000); "...Thuê nhà có nghĩa là chỉ ăn tạm ở nhờ một thời gian nhất định nào đó, làm gì cần tình làng nghĩa xóm dài lâu, vì thế quân " đạo chích " nhiều khi ở ngay sát vách nhưng người thuê cũng không biết mặt và dù " liền dậu mùng tơi " thì chúng cũng chẳng kiêng nể gì..." ( Phóng sự Thái Minh Châu, NXB Lao động, Hà Nội, 1999)...

Các từ ngữ, lối nói được vay mượn từ các tác phẩm văn học, như đã thấy, có thể là thơ mà cũng có thể là văn xuôi ( và tuỳ từng tình huống cụ thể mà chúng được giữ nguyên dạng hoặc cải biên chút ít ). Tuy nhiên, thơ có vẻ chiếm ưu thế, vì giữa những dòng chữ khô khan bề bộn thông tin, sự xuất hiện của những vần thơ làm cho giọng văn trở nên mềm mại, nhẹ nhàng và có sức truyền cảm lớn hơn so với văn xuôi.

Giá trị của thơ còn được bộc lộ rõ nét và đầy đủ hơn, khi trong một số tác phẩm ( đặc biệt là phóng sự , ghi chép ) có những tác giả đã trích dẫn không phải chỉ một câu thơ ( hay từ ngữ nằm trong phạm vi một câu thơ ), mà hẳn cả một đoạn thơ.

Ví dụ:
" Hàng ngày trên các tuyến đường sắt nước ta, có bao nhiêu " thương gia tí hon ", những thương gia chân chính đang làm ăn bằng đạo lý nghề nghiệp như thằng Nam?...Nghĩ về các em, lại thấy những câu thơ xưa của Tế Hanh chưa cũ:
Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
Nghìn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương vấn trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau..."
(Thương mại, số 1, 2 / 1992)
" Côn Sơn ngút ngàn trong sương khói mưa bay và trùng điệp núi non đầy chất thơ, cái chất thơ đầy ngọt ngào sâu lắng lãng mạn của Côn Sơn đã làm một Nguyễn Trãi mê đắm:
Côn Sơn có suối nước trong
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm
Côn Sơn có đá tần vần
Mưa tuôn đá sạch ta nằm ta chơi
Côn Sơn thông tốt ngất trời
Ngả nghiêng dưới bóng ta thời tự do..."
( Phóng sự Thái Minh Châu, Hà Nội, 1999)

Những đoạn thơ trên nhờ khả năng biểu cảm của mình, đã minh hoạ một cách sống động và hình ảnh các ý tưởng của tác giả. Thêm vào đó, chúng lại chiếm những vị trí độc lập trong bố cục của bài viết, cho nên đã tạo điều kiện cho độc giả được nghỉ ngơi thư giãn, giải toả bớt căng thẳng trong quá trình đọc, và điều này có nghĩa là hiệu quả tiếp nhận thông tin sẽ cao hơn.

Như vậy là chúng ta đã điểm qua đôi nét về việc sử dụng chất liệu văn học trên báo chí. Ở đây, tất nhiên, còn có thể bàn đến cả những hiện tượng dùng bút pháp văn học khi viết báo. Nhưng do khuôn khổ bài viết có hạn, mà vấn đề này lại quá lớn, nên chúng tôi tạm thời gác lại. Hy vọng, nó sẽ là chủ đề của một bài viết riêng sau này.

                     ( Bài đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7 / 2001 )

--------------------------------------******----------------------------------------------

bột sắn dây nguyên chất | tác dụng của bột sắn dây | cách sử dụng bột sắn dây

Tìm hiểu về chơi chữ trong các tác phẩm báo chí

Chơi chữ là một thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho ngôn từ khá hiệu quả; nhờ nó, lời nói của chủ thể phát ngôn trở nên sinh động, hấp dẫn và sâu sắc hơn, để lại dấu ấn nhất định trong lòng người nghe, người đọc. Trong nội dung sau đây, chúng tôi xin phép chia sẻ những kiến thức về chơi chữ trong các tác phẩm báo chí để các bạn tham khảo

Chơi chữ, theo Từ điển tiếng Việt là "Dùng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v. v. trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm , hài hước...) trong lời nói".1

Xem thêm:

=> Brand Marketing - Khuynh hướng của marketing hiện đại

=> 8 Tính chất của ngôn ngữ báo chí

=> Mách bạn cách viết bài PR cho doanh nghiệp tăng doanh thu

Trong báo chí, việc chơi chữ diễn ra dưới nhiều dạng thức khác nhau. Song, nhìn chung, có thể khái quát chúng thành một số kiểu cơ bản như sau:

1. Bóc tách các thành tố của từ nguyên khối (thường là từ 2 âm tiết) thành những từ độc lập. Ví dụ:
"Những kẻ chỉ đào mà không tạo" (Văn nghệ trẻ, 13 / 5 / 2001);
"Sông Tô mà chẳng lịch" (Phụ nữ Thủ đô, 17 / 6 / 1999);
"Hội ít mà thảo nhiều" (Văn hoá, 1/ 3 / 1998);
"... Thời " oanh" đã qua, nay tới thời "liệ " (Thế giới, 25 / 3 / 2002);
"Tín vượt... ngưỡng" (Hà Nội mới, Tết, 2202);
"Có "toà" mà chưa có "án" (Gia đình và Xã hội, số 47 / 2000);..
Thực tế khảo sát cho thấy, trong đa số các trường hợp, quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các thành tố bị bóc tách là quan hệ tương phản. Vì thế, giữa chúng thường có sự hiện diện của những quan hệ từ như mà, nhưng. Còn kiểu bóc tách "không tương phản" như sau rất hiếm khi gặp: "Những năm ở đưòng 7, sáng có quen biết một tài xế người Bắc rồi hai người bén duyên nhau. đúng là anh "tài" đã "xế " vào cuộc đời Sáng..." ( Tiền phong, 17 / 2 /2002 ).
Việc chơi chữ theo kiểu bóc tách có thể được khái quát hoá thành mô hình như sau:
AB -> A cx B
Trong đó: A và B là hai âm tiết của từ nguyên khối, cx là bộ phận chêm xen.
Có lẽ ở đây cũng cần phải nói thêm rằng bộ phận chêm xen không nhất thiết lúc nào cũng phải là từ ngữ; có khi nó được thể hiện bằng dấu câu, ví dụ:
"Những chuyến xe "hành"... khách" (Hà Nội mới cuối tuần, 28 / 5 / 1995).

2. Dùng các cấu trúc đối nhau về ý nghĩa. Ví dụ:
" Trường thọ đang ... giảm thọ" (Lao động, 14 / 5 /2001);
"Sinh nhật - sinh chuyện..." (Hà Nội mới chủ nhật, 22 / 2 /1998);
"Hoá đơn đỏ trên thị trường đen" (Thanh niên, 19/ 4 /1999);
"Sông Bé đã trở thành "sông lớn" ?(Thanh niên, 11 / 4 / 2000);
"Sầu riêng với nỗi buồn chung"... (Phụ nữ Việt Nam, 25 / 6 /1999);...
Để xây dựng các cấu trúc như vậy, người ta thường sử dụng các cặp từ trái nghĩa (đỏ - đen, bé - lớn, riêng - chung,...). Trong mỗi ví dụ trên, cả hai thành tố của cặp từ trái nghĩa đều có mặt; song cũng có những trường hợp chỉ có một thành tố xuất hiện, chẳng hạn:
"Công ty vô trách nhiệm vô hạn" (Gia đình và Xã hội, số 33 / 2002).
"Công ty trách nhiệm hữu hạn" là cụm từ có tính phổ cập rất cao, vì thế khi người đọc gặp cụm từ "Công ty vô trách nhiệm vô hạn" họ hiểu ngay rằng đây chính là sản phẩm thu được nhờ sự cải biên cụm từ đầu.
Mô hình khái quát:
A ----- (- A)
Trong đó: (- A) là từ trái nghĩa với A.
Tuy nhiên ở đây cũng cần phải nói thêm là A và (- A) có thể là những từ trái nghĩa hoàn toàn, mà cũng có thể là những từ chỉ trái nghĩa trong những ngữ cảnh nhất định nào đó (Sinh nhật - sinh chuyện).
3. Sử dụng phép đồng âm giữa các từ
Đây là kiểu chơi chữ hết sức phổ cập. Có thể chia nó thành một số dạng chính như sau:
a, Dùng các thành tố đồng âm hoàn toàn
Các thành tố này có thể biểu thị các từ khác nhau (đây là những từ đồng âm khác nghĩa), ví dụ:
"Tiếng than từ vùng than" (Lao động, 12 / 3 / 2002);
"Từ màn bạc đến két bạc" (Tiền phong, 12 / 8 / 1998);
Bên cạnh đó, chúng cũng có thể biểu thị cùng một từ, nhưng trong các nét nghĩa khác nhau, ví dụ:
"Gái nhảy" có tạo được bước "nhảy"? ( Người lao động, 6 / 2 / 2003) ;...
Mô hình khái quát:
A (y1) ----- A (y2)
Trong đó: A là vỏ âm thanh của từ, còn y1, y2 là hai ý nghĩa khác nhau của vỏ âm thanh đó.
b, Dùng các từ (hay các âm tiết) có vỏ âm thanh gần giống nhau
Các từ ( hay các âm tiết ) này có thể :
- Chỉ khác nhau ở phụ âm cuối, ví dụ:
"Phong trào nuôi ốc hương ở Khánh Hoà đang đi từ "sốt" đến "sốc" (Lao động, 23 / 1 /2003);
- Chỉ khác nhau ở phụ âm cuối và ở phần vần, ví dụ:
"Hái lộc hay hái luật" (Văn hoá, 11/ 2 /1998);
- Chỉ khác nhau ở phần vần, ví dụ:
"Cheo leo Chalo" ( Tiền phong, 19 / 4 /2002);
- Chỉ khác nhau ở phụ âm đầu, ví dụ:
"Học đòi - học vòi - học chơi chòi..." (Hạnh phúc gia đình , 15 / 2 /2002);
- Chỉ khác nhau ở dấu thanh điệu, ví dụ:
"Ẩn hoạ văn hoá" (Hà Nội mới, Tết Nhâm Ngọ, 2002);
"Tìm hoa gặp hoạ" (Tuổi trẻ hạnh phúc, số 6/ 1999);
"Trường tư, đầu tư, từ đâu?" (Hà Nội mới, 14 / 3 /1999);...
Hai hình thức chơi chữ bằng cách dùng các từ đồng âm hay gần âm nêu trên khá giàu sức gợi: Những âm thanh được lặp đi lặp lại cứ xoáy vào lòng người đọc, gây nên một nỗi ám ảnh lâu bền. Tuy nhiên, nó lại tương đối phức tạp, vì đòi hỏi người viết phải có sự lựa chọn công phu để tìm ra các từ vừa có ý nghĩa phù hợp với tư tưởng và cảm xúc mà anh ta muốn thể hiện, lại vừa phải có vỏ âm thanh giống nhau.
Mô hình khái quát:
A ---- A'----- A''
Trong đó: A, A', A'' là các từ có vỏ âm thanh gần giống nhau.
c, Thay thế một từ (hay một cụm từ) bằng một từ (hay một cụm từ) khác có vỏ âm thanh gần giống với nó, ví dụ:
"Ngày xuân đi xem ... hại" (Hà Nội mới, Tết 2002);
(Từ "hại" ở đây xuất phát từ từ "hội");
"Trường lên đỉnh Olimpia " (Lao động, 21 / 3 /2002)
(Từ "trường" trong ví dụ này bắt nguồn từ từ "đường");
"Gặp nhau đuối ... dần" (Đầu tư, 12 / 1 /2002);
("Đuối dần" là cách nói nhại theo từ "cuối tuần");...
Mô hình khái quát:
A' / A
Trong đó: A' là từ xuất hiện thay thế cho A là từ có vỏ âm thanh gần giống với nó.
d, Đảo ngược trật tự các thành tố trong cấu trúc, ví dụ:
"Lắc ai? Ai lắc?" (Tuổi trẻ, 11 / 5 / 2002);
"Hồ Than Thở đang thở than" (Nông nghiệp Việt Nam, 9 / 4 /1999);...
Mô hình khái quát: AB ---> BA
Trong đó: A và B là các âm tiết trong một từ nguyên khối.
e, Phiên các âm tiết trong tên riêng nước ngoài thành các từ tiếng Việt có ý nghĩa, ví dụ:
"Đại bại tướng Vét Mỡ Lợn (Wesmoreland) đã cút về nước mẹ Hoa Kỳ (Nhân dân, 13 / 6 /1968);
"Khi ... Cá Bột Lọt (Cabotlodge) mời Zoon đến thăm Việt Nam, y hoa tay lia lịa vì y sợ quân du kích hoan nghênh" (Nhân dân, 4 /11 /1966);...
Hình thức chơi chữ này được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai thác khá thường xuyên trong các tiểu phẩm châm biếm của mình ở thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ.2
Mô hình khái quát:
ABC (+ y) / ABC (- y)
Trong đó: ABC (+ y) là các âm tiết trong tiếng Việt với ý nghĩa của chúng được dùng để thay thế cho ABC (- y) là các âm tiết trong tiếng nước ngoài không có ý nghĩa đó.
f, Gán cho âm tiết trong từ nước ngoài ý nghĩa của từ đồng âm với nó trong tiếng Việt rồi xây dựng những kết cấu đối nhau. Ví dụ:
"Taylo rồi chân cũng lo" (Nhân dân, 20 / 7 /1964);
"Cô - ta sang Tây" ( Lao động, 11 / 3/ 1999);...
Mô hình khái quát:
AB (+ y) ----- (- A) hoặc (- B ) (+ y)
Trong đó: AB là các âm tiết trong tiếng nước ngoài được gán cho ý nghĩa của từ đồng âm với nó trong tiếng Việt, (- A) và (- B) là các âm tiết tiếng Việt có ý nghĩa đối lập với A và B, y là ý nghĩa.
g, Nói lái
Nói lái là một hình thức chơi chữ độc đáo. Chỉ bằng sự sắp xếp lại những bộ phận cấu thành( phụ âm đầu, khuôn vần hay dấu thanh ) của các âm tiết nào đó, người ta có thể tạo ra những âm tiết mới. Và trong nhiều trường hợp, các âm tiết mới này không chỉ giống các âm tiết cũ về phương diện âm thanh mà còn có quan hệ khăng khít với chúng về mặt ý nghĩa. ví dụ:
"... Cái gọi là "tình yêu hiện đại" có khi hiện đại quá hoá ra "hại điện", biến thành bi kịch tình yêu " (Hạnh phúc gia đình, 28 / 12 / 2001);
"Xa đi, siđa!" (Lao động, 3 / 5 / 2002);
"Vấn đề " đầu tiên"..." (Lao động, 2 / 11 / 2002), v.v.
Các ví dụ trên đều là những trường hợp hợp chơi chữ thành công: Cái gọi là "tình yêu hiện đại" rất có thể sẽ không chỉ làm phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc mà còn làm tốn kém về vật chất của cá nhân và gia đình; vì thế từ "hại điện" như là sản phẩm của sự nói lái được dùng rất chính xác. Căn bệnh thế kỷ SIDA hiện chưa có thuốc chữa đang là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của toàn nhân loại, ai ai cũng cần phải tránh xa, cho nên phép nói lái Siđa thành "xa đi" là một sự lựa chọn tinh tế. Rồi chuyện "tiền đâu?" luôn là vấn đề bức xúc và nan giải nhất ở nhiều lĩnh vực hoạt động của cuộc sống, do đó nói lái " tiền đâu " thành "đầu tiên" nhằm khẳng định vị thế quan trọng của đồng tiền trong việc thực hiện một kế hoạch nào đó là hoàn toàn phù hợp với văn cảnh.
Ở đây cũng cần nói thêm rằng không phải sản phẩm nào của sự nói lái cũng đều mang ý nghĩa, có những trường hợp chúng chỉ đơn giản nhằm mục đích tạo ra sự mới lạ cho cách diễn đạt hay mang lại giá trị thẩm mỹ nhất định cho từ gốc vốn biểu đạt một khái niệm không hay, không đẹp cho nên ít được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp chính thức, trang trọng. Ví dụ:
“...Nghe thông tin từ ông Nguyễn lê- Phó Giám đốc Công ty thoát nước Hà Nội - mà thấy rầu cả lòng. Theo ông Lê, với những trận mưa trên 50 mm trong 3 giờ thì có thể có tới hơn 30 đường phố Hà Nội bị ngập úng trong mùa mưa 2002 này. Sực nhớ, số điểm ngập úng cục bộ ở Hà Nội mùa mưa năm ngoái cũng là 30. 30 bằng 30. Và như vậy thì tình hình úng ngập năm nay đúng là "vũ như cẫn"...” (Lao động, 15 / 5 /2002);
“Tuy truyền hình đến quay phim khá nhiều lần, nói là để phản ảnh nhưng mọi thứ cứ " Nguyễn Y Vân " từ nhiều năm qua như thế” (Phóng sự Thái Minh Châu, NXB. Lao động, 1999);
"Lại "cuổng trời"!" (Lao động, 21 / 4 / 2002);...
Nếu ta dùng các chữ cái A, B để biểu thị các chữ cái đứng đầu âm tiết, V - vần, và T - thanh điệu, các trường hợp nói lái có thể được khái quát thành một số mô hình cơ bản như sau:
A (V1 T1) B (V2 T2) -----> B (V2 T1) A (V1 T2): đấu tranh - tránh đâu;
A (V1 T) B (V2 T) ------> A (V2 T) B (V1 T): hiện đại - hại điện;
A (V1 T1) B (V2 T2) -----> A (V2 T1) B (V1 T2): cởi truồng - cuổng trời.

4. Dùng từ có thể đồng thời gợi ra nhiều ý nghĩa. Ví dụ:
"Làm thế nào cho lạc thêm vui?" (Nhân dân, 14 / 3 /1962)
"Những kẻ sống ... "lạc" (Gia đình, số 2 / 2003);...
Trong ví dụ thứ nhất, chính sự xuất hiện của từ "vui" đã khiến cho từ "lạc" đồng thời biểu thị hai ý nghĩa: vừa là "củ lạc, hạt lạc" vừa là "vui sướng". Còn từ "lạc" trong ví dụ thứ hai vừa có thể hiểu là "lầm lạc", vừa có thể hiểu là "khoái lạc" (vì nội dung của bài phóng sự có tiêu đề như trên nói về những nam thanh niên kiếm sống bằng nghề phục vụ chuyện chăn gối cho những phụ nữ đã luống tuổi, thừa tiền nhưng lại thiếu tình).
Mô hình khái quát:
y1
A
y2
Trong đó: A là vỏ âm thanh, còn y1 và y2 là các ý nghĩa mà vỏ âm thanh đó biểu thị.

Sau khi khảo sát việc chơi chữ trên báo chí, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, khái niệm về chơi chữ trong Từ điển tiếng Việt mà chúng tôi đã giới thiệu ở phần đầu bài viết này cần được làm rõ hơn như sau:
Chơi chữ là một thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho lời nói, trong đó, trên cơ sở những từ hay âm tiết nào đó, người ta sử dụng những từ hay âm tiết khác (có sẵn hay vừa được tạo ra trong thời điểm giao tiếp) mà có nét tương đồng với chúng về vỏ âm thanh hay có quan hệ nhất định với chúng về ý nghĩa, nhằm tạo ấn tượng cho người nghe, người đọc.
Thứ hai, chơi chữ luôn mang tính bình giá nổi bật. Nói cách khác, nó luôn thể hiện rõ ràng thái độ tình cảm của người viết đối với vấn đề, sự kiện, hiện tượng, ... được phản ánh.
Thứ ba, việc chơi chữ, so với các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm khác (như sử dụng chất liệu văn học, dùng khẩu ngữ, vay mượn từ ngữ từ tiếng nước ngoài, dùng ẩn dụ,...) ít được sử dụng hơn. Điều này là bởi những hoàn cảnh có khả năng làm nảy sinh việc chơi chữ không nhiều; hơn nữa, để chơi chữ, người viết cần có sự nhạy cảm nhất định trong việc xử lý ngôn từ.
Thứ tư, mang dấu ấn cá nhân rõ nét, việc chơi chữ luôn nổi bật và rất dễ dàng bị nhận diện. Vì thế, không ít người xem chơi chữ như một con dao hai lưỡi: nếu sản phẩm của sự chơi chữ là kết quả của một sự tìm tòi, khám phá tinh tế, phù hợp với quy luật tự nhiên của ngôn ngữ thì hiệu quả tác động của nó sẽ rất to lớn; còn ngược lại, nếu đó là kết quả của một kiểu tư duy áp đặt, khiên cưỡng, nó sẽ gây ra sự phản cảm không thể xem thường đối với người đọc.

Chú thích

1. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên ), NXB. Đà Nẵng, 2001, tr. 172.
2. Viện Ngôn ngữ học, Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB. Khoa học xã hội, H., 1980.

                                                        ( Bài đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 6/2003 )

----------------------------****----------------------------------

 

bột sắn dây nguyên chất | tác dụng của bột sắn dây | cách sử dụng bột sắn dây

8 Tính chất của ngôn ngữ báo chí

Hiện nay, ngôn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ. Trong nội dung dưới đây chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc 8 tính chất cơ bản của ngôn ngữ báo chí để các bạn tham khảo.

Xem thêm:

=> Hiểu bản chất của tên gọi Content marketing

=> Content marketing: Bạn là ai trong những dạng copywriter sau đây?

=> 64 từ ngữ mà 1 copywriter không thể bỏ qua khi viết bài bán hàng

Trên cơ sở nhận thức rằng " phong cách là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu " 1, người ta đã tìm ra những luận cứ, với các mức độ thuyết phục khác nhau, để khẳng định là ngôn ngữ báo chí có những nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận.

          f:id:thietkewebsitevungtau:20170302130849p:plain

Vậy đâu là các nét đặc thù của phong cách báo chí? Các nhà nghiên cứu đã có ý kiến không thống nhất khi trả lời câu hỏi này.

Đinh Trọng Lạc, sau khi nêu rõ các đặc trưng của phong cách báo chí ( như tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn ), đã chỉ ra các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí thuộc các phương diện như từ vựng, cú pháp, kết cấu2. Theo chúng tôi, đây phần lớn mới chỉ là các đặc điểm của một vài thể loại báo chí cụ thể, vì thế chúng chưa đủ tầm khái quát để có thể khắc hoạ diện mạo của cả một phong cách ngôn ngữ trong sự đối sánh với các phong cách ngôn ngữ khác.

Còn tác giả Hữu Đạt cho rằng các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách báo chí bao gồm:

1. Chức năng thông báo,

2. Chức năng hướng dẫn dư luận,

3.Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng,

4. Tính chiến đấu mạnh mẽ,

5. Tính thẩm mỹ và giáo dục,

6. Tính hấp dẫn và thuyết phục,

7. Tính ngắn gọn và biểu cảm,

8. đặc điểm về cách dùng từ ngữ ( gồm cách dùng từ ngữ và cách dùng các khuôn biểu cảm )3. Dễ dàng nhận thấy là Hữu đạt không có sự phân định rõ ràng giữa các đặc điểm về chức năng của thông tin báo chí và các đặc điểm về ngôn ngữ như là phương tiện chuyển tải thông tin ấy.

Chính vì thế, 8 đặc điểm mà ông đưa ra không đồng loại, chỉ có các đặc điểm thứ sáu và thứ bảy là có vẻ xác đáng hơn cả.

Tuy nhiên, các quan niệm nêu trên của Đinh Trọng Lạc cũng như Hữu Đạt4 cho thấy, khi khảo sát các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, họ đều xuất phát từ góc độ chức năng của nó. Đây là hướng đi hợp lý, vì chính chức năng chứ không phải bất cứ yếu tố nào khác, quy định các phương thức biểu đạt có tính đặc thù của từng loại hình sáng tạo.

Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản, có vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện. Không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, theo chúng tôi, nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện.

Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt các tính chất cụ thể như:

1. Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm trung quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: " Chúng tôi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung ". Rõ ràng, từ " với " ở đây là không thể chấp nhận được (vì cụm từ " chia tay với..." biểu đạt ý nghĩa " từ bỏ, từ giã "), cần phải thay nó bằng từ "trong" .


Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất 2 yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc, và không ngừng được trau dồi; thành thạo về ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn ngữ có thể " kêu " những rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người khác hoặc xã hội.


Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chi đông tới mức không xác định được và họ ( nhất là trẻ em ) lại luôn xem các cơ quan báo chí là " ngọn đèn chỉ dẫn " trong việc dùng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.

2. Tính cụ thể của ngôn ngữ  báo chí

Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình. Đoạn trích sau đây trong phóng sự " Hai giờ dưới lòng đất " của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân là một minh chứng:
"...Tôi cố nén sự tự ái, ưỡn ngực tiến tới. Xì, lò thế này mà ngán gì. Đi như hầm địa đạo Củ Chi là cùng. Nhưng... sâu dần, đen dần. Rồi tất cả biến mất. Tôi lọ mọ đi. Hai tay sờ soạng tứ tung. Cốp! Lùn tịt như tôi mà cũng còn va đàu vào đá. Tôi nghĩ bụng và bắt đầu đi lom khom. Mẹ ơi, chỉ còn mình tôi thôi sao? Tống, Lực đâu rồi. Đã hết lom khom được. Phải nằm xuống, bò. Có tiếng nước róc rách. Đường lò ướt nhẹp. Tôi vớ phải một sợi dây cáp ở đầu một cái dốc. " Bám vào - ngửa người ra, tụt xuống! ". Một mênh lệnh vang lên. A! Tống, Lực đây rồi. Thì ra hai anh vẫn đi sát tôi, như có vẻ cố tình thử thách nhau một tý " cho nhà báo có thêm thực tế ". Thấy tôi thở phì phò, thợ lò bảo: " Đây là lò ngắn nhất và dễ nhất mỏ Mông Dương đấy! Dễ nhất! Tôi suýt la lên. Cả tiếng đồng hồ mới lấy được vài xe goòng than đá. Dễ nhất mà thợ lò phải bò như những con rắn mối trong hang".

Một bức tranh chân thực và sinh động đã được tạo dựng nhờ sự miêu tả một loạt các hành động, các cảm giác cụ thể của tác giả. Khi đọc đoạn văn trên, độc giả thấy mình như cũng đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả dưới lòng đất. Và đây chính là khởi nguồn của niềm cảm thông sâu sắc với nỗi cực nhọc trong côngviệc của những người thợ lò.

Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người cũng xác định ( có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ thể ). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như " một người nào đó ", " ở một nơi nào đó ", " vào khoảng ", " hình như ", v. v...

         f:id:thietkewebsitevungtau:20170302130955p:plain

3. Tính đại chúng của ngôn ngữ báo chí

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V. G. Kostomarov: " Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu "5.
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.

4. Tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô ích cho cả hai bên: cho người viết, vì anh ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; cho người đọc ( người nghe ), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt. Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ ( thực tế khảo sát của chúng tôi cho thấy một tỉ lệ khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các tác phẩm báo chí có liên quan tới việc nhà báo quá ham mở rộng các thành phần phụ mà quên mất các thành phần chính của câu ).
Câu nói nổi tiếng của đại văn hào Nga A. P. Chekhov có lẽ chính xác hơn cả với phong cách ngôn ngữ báo chí: " Ngắn gọn là chị của thành công "6.

Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định. Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh được đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép vè không gian và thời gian.

Hiện tại, không ít báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài không được phép vượt quá một lượng chữ nhất định. Đối với những bài " không đặt trước " biên tập viên buộc phải chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với việc công bố. Rồi ngay trong số các cơ sở đào tạo nhà báo cũng có không ít nơi, khi tuyển sinh, đòi hỏi đối tượng dự thi phải thử nghiệm khả năng định lượng của mình thông qua việc viết một hay một số văn bản với độ dài cho sẵn.

Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được thói quen chủ động trong việc sáng tạo tác phẩm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời gian cũng như không gian được dành cho việc công bố chúng.

Các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các sự kiện, mà còn phải thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua sự bình giá ( có lẽ trong các thể loại báo chí chỉ có tin vắn, tin ngắn là không có tính bình giá, tức là tác giả thể hiên sắc thái biểu cảm trung tính ). Sự bình giá này có thể là tích cực mà cũng có thể là tiêu cực, song trong bất kỳ tình huống nào nó cũng được biểu đạt trực tiếp qua ngôn từ.
Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của tác giả ngay từ tiêu đề như: " Góc tối ở thành phố cảng ", " Bông hoa Thủ đô giữa núi rừng Tây Bắc ", " Lặng lẽ quá ... liên hoan phim ", " Giai điệu buồn của một đêm nhạc trẻ ", " Đó cũng là một cách sống đẹp "...Còn trong các phần khác ( cả mở đầu, triển khai lẫn kết thúc ) những câu văn mang sắc thái đánh giá của người viết còn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận, xã luận, phóng sự, ghi chép, ký...

7. Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí

Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả. Ví dụ:
" Ở những " cua " cấp tốc, chuyện thầy viết lia lịa lời giải ở trên, trò cắm cổ chép như chép chính tả ở dưới vì không có thời gian giảng là " chuyện thường ngày ở huyện ". ( Hà Nội mới cuối tuần, 18 / 4 / 1998 );
" Sông Tô mà không lịch ". ( Văn hoá, 17 / 5 /1999 ).

Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ, v. v...hay chỉ đơn giản là việc thể hiện sự bình giá có tính chất cá nhân7.

Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, những thông tin khô khan mà nó chuyển tải khó có thể được công chúng tiếp nhận như mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động vào lý trí của họ. Chính tính biểu cảm vốn là hiện thân của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác động mạnh mẽ tới tâm hồn của người nghe, người đọc, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm xúc nhất định, để rồi từ đó thực hiện những hành động mà người viết vẫn chờ đợi.

8. Tính khuôn mẫu của ngôn ngữ báo chí

Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm " khuôn mẫu ". Đó là những công thức ngôn từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hoá quy trình thông tin, làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ. Chẳng hạn trong văn phong báo chí, khi viết các mẩu tin, người ta thường dùng các khuôn mẫu như:
- Theo AFP, ngày...tại...trong cuộc gặp gỡ...Tổng Bí thư...đã kêu gọi...
- TTXVN, ngày...người phát ngôn Bộ Ngoại giao... cho biết...

Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.

Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học, khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Chẳng hạn, một thông tin trên báo về nguyên tắc phải thoả mãn 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? nhưng thứ tự trả lời cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác nhau tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí lại luôn kết hợp hài hoà với các thành tố biểu cảm cho nên ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn chứ không khô khan như ngôn ngữ trong văn bản khoa học và văn bản hành chính, là nơi người ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi.

Trên đây là một số tính chất cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Với những tính chất đặc thù như vậy, ngôn ngữ báo chí hoàn toàn có đủ tư cách để được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ.

Chú thích
1. Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, NXB. Giáo dục, H., 1997, tr.19.
2. Đinh Trọng Lạc, Sđd., tr. 98 - 111.
3. Hữu Đạt, Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 2000, tr. 224 - 248.
4. Khi bài viết này được công bố, cuốn " Ngôn ngữ báo chí " của nhà nghiên cứu Vũ Quang Hào còn chưa được xuất bản. Tác giả cuốn sách đó cho rằng đặc điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ báo chí có khả năng chế định phong cách của nhà báo là sự " chệch chuẩn ". Không xem ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng riêng, ông đi sâu vào khảo sát 3 phong cách chức năng, mà theo ông, báo chí thường sử dụng là: phong cách chính luận, phong cách khoa học và phong cách hành chính.
Xem: Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB. Đại học quốc gia, H., 2001.
5. Kostomarov V. G., Tiếng Nga trên trang báo, M., 1978, tr. 62 ( bằng tiếng Nga ).
6. Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, M., 1984, tr. 287 ( bằng tiếng Nga).
7. Vấn đề này chúng tôi trình bày khá cụ thể trong bài " Những thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí ".

( Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 3 / 2001 )

------------------------------------*****-------------------------------------------

bột sắn dây nguyên chất | tác dụng của bột sắn dây | cách sử dụng bột sắn dây

Brand Marketing - Khuynh hướng của marketing hiện đại

Tại sao nói Brand Marketing là khuynh hướng chủ yếu của marketing hiện đại?  Trước đây marketing phần lớn chỉ chú ý đến sản phẩm, với chiến lược xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm. Do đó, các lý thuyết của Philip Kotler vẫn thường xoay quanh khái niệm sản phẩm là chủ yếu.

Xem thêm:

=> Các cách PR Online trong chiến dịch Digital Marketing

=> Những cuộc chơi mới cho marketing trên mạng xã hội năm 2016

 

              ecommerce-website-design-mack-media-group

Tìm hiểu định nghĩa của Brand Marketing về sản phẩmTuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây các tập đoàn đa-quốc-gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong trong mô hình marketing và quản trị lấy thương hiệu (brand) làm trung tâm của chiến lược cũng như của quản trị doanh nghiệp. Do đó, brand marketing là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay.

Trong hệ thống lý luận Brand Marketing, định nghĩa về sản phẩm như sau "sản phẩm là một tập hợp các lợi ích". Khi mở rộng định nghĩa này chúng ta có: "hai nhóm lợi ích: nhóm lợi ích và nhóm lợi ích cảm tính". Các lợi ích này khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì được gọi là "giá trị". Do đó khái niệm "lợi ích" là thuộc tính của sản phẩm còn khái niệm "giá trị" là thuộc tính của "thương hiệu".

Sản phẩm là một tập hợp các lợi ích bao gồm các yếu tố khác biệt được công nhận và trở thành thương hiệu. Sự khác biệt ở đây có khái niệm thuộc pháp lý và ngoài pháp lý.

Như vậy, khái niệm Sản phẩm là một tập hợp các Lợi ích, là một sự thay đổi lớn trong nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh. Từ định nghĩa này cho thấy có thể xem mỗi con người cũng là một sản phẩm, một thương hiệu; đồng thời xây dựng thương hiệu cũng đi đôi với xây dựng sản phẩm chính là vì vậy.

Phẫu hình ảnh thương hiệu (brand image diagnosis)  là gì?

Nó là phương pháp phân tích hình ảnh, giá trị thương hiệu toàn diện, bao gồm cả gía trị lợi ích của sản phẩm chứa bên trong mỗi thương hiệu.

Quy trình cần thiết để thực hiện, áp dụng phẫu hình ảnh trong thực tế là hệ thống theo dõi sức khỏe thương hiệu do một số công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu mới có thể thực hiện. Đây được coi là công cụ đạt mức độ rất cao về chuyên môn, và thường thì chỉ những thương hiệu lớn mới có thể áp dụng triệt để công cụ phẫu hình ảnh.

 Branding khác với Brand Marketing như thế nào?

Branding là khái niệm thiên về phần hình thức, hình ảnh thương hiệu, cụ thể hơn là khuếch trương hệ thống nhận biết thương hiệu còn Brand Marketing đề cập sâu sắc hơn về khái cạnh chiến lược quản trị thương hiệu với ý nghĩa là một chiến lược marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4P, hoặc cao hơn là 7P.

Lưu ý trong lý thuyết Brand Marketing thì "thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm". Brand Marketing vì vậy, rất chú trọng vào sản phẩm (theo ý nghĩa toàn diện của nó).

 

              The Importance of Building a Brand

Brand Marketing khác với Product Marketing như thế nào?

Marketing hiện đại hình thành từ khái niệm vòng đời sản phẩm, tuy nhiên cho đến nay, nhận thức vòng đời sản phẩm được thay thế bằng cách phát triển lên thành mô hình những vòng đời sản phẩm nối tiếp nhau tạo ra thương hiệu, mà chúng tôi hay gọi là mô hình James Bond.

Hiện có rất nhiều điểm khác nhau khác, chẳng hạn như khái niệm định vị: "định vị sản phẩm" trong product marketing chỉ là 1 trong 4 nhóm giải pháp của khái niệm định vị toàn diện trong brand marketing.

Có thể bạn chưa biết:

=> Cách dùng bột sắn dây chữa viêm loét dạ dày

=> Cải thiện vòng 1 nhờ bột sắn dây nguyên chất

=> Các bài thuốc chữa bệnh làm từ sắn dây